Theo ông Bùi Văn Cư, Phó chủ tịch UBND TX. An Nhơn (Bình Định), Chủ tịch Hội Làm vườn thị xã, đến hết năm 2020, toàn thị xã có 5.234 vườn đã được tu bổ, cải tạo đưa vào trồng các giống mới có năng suất cao, như chanh, cam, thanh long, xoài, ổi, mít…
Đồng thời, ứng dụng công nghệ sinh học tiên tiến vào sản xuất nên cây ăn quả phát triển khá tốt.
Vườn trồng cây ăn quả của TX. An Nhơn tập trung tại các xã Nhơn Lộc, Nhơn Tân, Nhơn Thọ, Nhơn Phúc, Nhơn Mỹ…
Từ năm 2013 - 2020, Hội Làm vườnTX. An Nhơn đã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức 100 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật làm kinh tế trang trại, kinh tế VAC theo hướng sản xuất hàng hóa cho hơn 10.000 lượt hội viên. Đồng thời phối hợp xây dựng 20 mô hình khuyến nông, khuyến ngư cho kết quả khả quan, như: Trồng rau an toàn, trồng thâm canh ngô lai năng suất cao tại xã Nhơn Hậu; nuôi ếch tại xã Nhơn Phúc; nuôi ốc, thỏ tại xã Nhơn Tân; chế biến phụ phẩm nông nghiệp chăn nuôi bò tại xã Nhơn Khánh; chuyển đổi trồng sen trên vùng ruộng trũng xã Nhơn Mỹ; nhân rộng mô hình trồng quýt đường thành trang trại tại xã Nhơn Thọ…
Ngoài ra, các đơn vị liên quan từ tỉnh đến thị xã và các xã, phường hàng năm tổ chức được 10 lớp đào tạo sơ cấp nghề với hơn 300 lượt hội viên tham gia học các nghề chăn nuôi, thú y, nuôi trồng thủy sản, kỹ thuật làm vườn…
Hội Làm vườn thị xã cũng đã tạo điều kiện cho các hộ tiếp cận nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, với 3.775 lượt hộ vay hàng tỷ đồng để phát triển kinh tế VAC, kinh tế trang trại.
Trên cơ sở khai thác tiềm năng đất đai, nguồn vốn, lao động, gắn với công tác bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế trang trại, Hội Làm vườn TX. An Nhơn đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Toàn thị xã hiện có 76 cơ sở sản xuất theo hình thức trang trại, thu lãi 150 - 300 triệu đồng/trang trại/năm.
“Phong trào làm kinh tế VAC đóng vai trò tích cực thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo và làm giàu chính đáng ở 15 xã, phường của thị xã. Hội Làm vườn thị xã sẽ tiếp tục phối hợp ngành chức năng bồi dưỡng kiến thức phát triển kinh tế VAC, kinh tế trang trại... Đồng thời, xác định phương hướng sản xuất phù hợp với từng vùng, từng địa phương theo quy hoạch tổng thế của thị xã. Các xã phía Tây Nam phát triển mô hình nông - lâm kết hợp trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia súc; các xã phía Đông tập trung phát triển theo mô hình VAC và phát huy lợi thế trồng mai kiểng”, ông Huỳnh Công Ngôn, Chủ tịch Hội Nông dân kiêm Phó chủ tịch Hội Làm vườn TX. An Nhơn, cho biết.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.