Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 23 tháng 12 năm 2016 | 1:59

HLV thị xã Từ Sơn: Hòa nhịp xu hướng mới

Vài năm trở lại đây, Hội Làm vườn (HLV) thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh) đã nhanh chóng hòa nhịp với xu hướng đô thị hóa. Do đất đai canh tác ngày càng hạn hẹp nên việc chuyển đổi mô hình nuôi trồng cây - con đặc sản theo hướng thâm canh, chuyên canh, tiết kiệm diện tích diễn ra mạnh mẽ ở khắp nơi. Sản phẩm của hội viên không những đảm bảo nhu cầu tiêu dùng mà còn tạo ra giá trị hàng hóa cho xã hội.

Ông Tý bên những chậu bon sai phục vụ  Tết Nguyên đán.

Cây - con mới tiết kiệm đất đai

Để bắt nhịp xu hướng đô thị hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ ở thị xã Từ Sơn, nhiều hội viên đã chủ động chuyển đổi sang mô hình nuôi trồng cây, con đặc sản, vừa đáp ứng nhu cầu thị trường, tiết kiệm đất đai, vừa nâng cao giá trị sản phẩm.

Ông Nguyễn Thạc Vinh (xã Đình Bảng) cho biết, trước đây gia đình chăn nuôi vịt; từ tháng 6/2016 đến nay, chuyển sang nuôi bồ câu. Vì ở Việt Nam chưa có chim giống “chuẩn”, nên ông phải chọn lựa chim bố mẹ từ chim thịt. Chim câu sinh sản 12-14 ngày/lứa, mỗi lần đẻ 2 trứng, sau 20 ngày ấp mới nở. Nuôi tiếp 30 ngày nữa thì bán làm chim thịt (khoảng 0,55 - 0,6 kg/con), giá 60.000 -70.000 đồng/con. Theo ông Vinh, nuôi chim câu lãi hơn nuôi vịt, gà công nghiệp, tiết kiệm được diện tích ao đầm chăn thả. Nếu như nuôi gà công nghiệp diện tích nuôi chiếm hết khuôn viên 1 tầng thì nuôi chim câu sử dụng được 3 tầng. Khi mới chuyển sang nuôi bồ câu, do chưa có kinh nghiệm nên có lúc ông thua “liểng xiểng”, thiệt hại hàng ngàn con. Để học hỏi cách nuôi, chăm sóc chim thịt và chim bố mẹ, ông Vinh phải “khăn gói” sang Trung Quốc, thăm nhiều mô hình nuôi chim câu thành công tại đây để đúc rút kinh nghiệm.  

Ông Nguyễn Ngọc Tuấn ở phố Lễ Xuyên (Đồng Nguyên) cho biết, ông nuôi nhím từ năm 2010 đến nay, trong chuồng luôn có 200 con nhím thịt và sinh sản. Mỗi tháng bình quân bán được 30 - 40 con, giá 260.000 đồng/kg; lãi ròng 300 - 400 triệu đồng/năm. Đầu ra là thị trường Hà Nội, Bắc Ninh và các tỉnh lân cận, khách đến lấy tại nhà hoặc đưa hàng tận nơi. Nuôi nhím tiết kiệm diện tích, sạch sẽ và dễ chăm sóc hơn gà, vịt. Gia đình ông đất đai còn nhiều, có thể mở rộng quy mô nếu đầu ra thông thoáng.  

Những hộ trồng hoa, cây cảnh cũng ngang sức ngang tài, không kém các hộ chăn nuôi. Bà Nguyễn Thị Thu (phường Đình Bảng) cho biết, bà trồng hoa 17 năm nay, với các loại như: Hoa lan, ly, đồng tiền; hoa đào 3.000 gốc (4 loại màu); chủ yếu cung cấp cho thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận, khách đến lấy tại vườn (khoảng 50%); còn lại tiêu thụ tại Bắc Ninh. Hàng năm, gia đình bán ra thị trường 3 vạn cây hoa lan, bình quân 70.000 - 150.000 đồng/cây; địa lan  200 - 300 cây,  200.000 - 1 triệu đồng/cây; hoa ly 2 vạn cây, giá  25.000 - 27.000 đồng/cây; đào thế 5 -10 triệu đồng/cây. Trang trại của bà thuê 20 công nhân, trả lương quanh năm cho 10 người, cao nhất là thợ kỹ thuật (8 triệu đồng/người/tháng); 10 lao động thời vụ, thấp nhất 4 triệu đồng/người/tháng; thu lãi 800 triệu đến 1 tỷ đồng/năm.

Đáng ghi nhận nhất là hộ ông Nguyễn Văn Tý (phường Đồng Kỵ), nơi đất chật, người đông, chỉ với 1.000m2 đất, ông trồng cây cảnh thế: sanh, si, đa, đề... trên chậu để tiết kiệm diện tích. Hiện, ông có 400 chậu cây thế, trong đó 7 chậu được định giá 500 -700 triệu đồng/chậu; còn lại là 200 - 400triệu đồng/chậu. Ngoài ra, ông còn có 3 sào vườn để trồng cây phôi, giá bình quân 3 triệu đồng/gốc. Vườn cây này đã 40 năm tuổi, đây cũng là tuổi vào nghề của ông. Năm 2015, ông Tý được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân sinh vật cảnh Việt Nam.                  

Cán bộ năng nổ với phong trào

Hội viên HLV phường Đình Bảng chăm sóc đào chuẩn bị đón Tết.

Trao đổi với chúng tôi, Chủ tịch HLV thị xã Từ Sơn, ông Nguyễn Văn Lược, cho biết: “Từ Sơn có dân cư đông đúc, kinh tế ngày càng phát triển, đang phấn đấu trở thành thị xã công nghiệp nhưng không vì thế mà lĩnh vực nông nghiệp không được quan tâm. Để giúp hội viên chuyển đổi sản xuất hiệu quả, Hội đã phối hợp tổ chức được 25 buổi hội thảo, tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về chăn nuôi, 18 buổi tham quan học tập kinh nghiệm các mô hình làm kinh tế tiêu biểu; quan tâm hỗ trợ hội viên về vốn, cây - con giống. Đặc biệt, Hội đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền cho hội viên, nông dân thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ đất lúa kém hiệu quả sang phát triển cây ăn quả, trồng hoa, cây cảnh giống mới có chất lượng, giá trị kinh tế cao và có thị trường tiêu thụ. Đến nay, thị xã phát triển được trên 320 trang trại lớn, nhỏ; diện tích trồng rau đạt trên 100ha, hoa cây cảnh trên 80ha, tiêu biểu là phường Đình Bảng phát triển được 60ha chuyên trồng đào và cây cảnh, hàng năm cho thu nhập từ 30-40 triệu đồng/sào (tương đương 1 tỷ đồng/ha), gấp nhiều lần so với sản xuất lúa đơn thuần. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn thị xã đạt  164,4ha, sản lượng 450 tấn/năm”.

Kinh tế VAC đã từng bước phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu, trở thành phong trào sôi nổi rộng khắp thị xã. Hiện, hầu hết ao hồ, đầm, bờ vùng, khu công sở, trường học, đất bỏ trống, đất nội tự, đình chùa, nhà thờ... đều được cải tạo để trồng cây ăn quả cho thu nhập cao, điển hình là các HLV Đình Bảng, Tân Hồng, Tam Sơn. Các chi hội nuôi con đặc sản như nhím, bồ câu ở Tương Giang, Đồng Nguyên cũng đem lại hiệu quả kinh tế khá cao.

Ông Lược  cho biết thêm, HLV thị xã Từ Sơn có 26 chi hội/12 cơ sở xã, phường, với 530 hội viên. Ngay sau Đại hội nhiệm kỳ 2016 - 2021, phong trào làm kinh tế VAC và hoạt động Hội có nhiều chuyển biến tích cực. Tiêu biểu là HLV Đình Bảng, ngoài việc duy trì sinh hoạt đều đặn, Ban chấp hành mỗi tháng sinh hoạt 1 lần, Hội còn thành lập 4 đội chuyên trách: đội quản lý cửa hàng, đội quản lý vốn, đội chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản, đội hoa cây cảnh. Qua 4 đội chuyên trách, mọi công việc trong tổ chức Hội đều được quan tâm, tạo phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp. Đội quản lý vốn vay đã làm tốt việc huy động vốn nhàn rỗi, giúp hội viên có hoàn cảnh khó khăn vay với lãi suất ưu đãi, từ đó tạo điều kiện cho bà con mở mang sản xuất; phong trào trồng  hoa, cây cảnh ngày càng phong phú, hiệu quả. Hội viên HLV thị xã Từ Sơn xác định, việc xây dựng quỹ Hội để hoạt động là tất yếu, hiện số quỹ của Hội đạt khoảng 3,518 tỷ đồng;trong đó, đơn vị có số quỹ cao nhất là Đình Bảng (3 tỷ đồng); còn lại là của các cơ sở khác.

Ngoài những thuận lợi trên, HLV thị xã Từ Sơn vẫn gặp những khó khăn nhất định như: không có cán bộ chuyên trách; HLV cơ sở gặp nhiều trở ngại trong hoạt động, do cán bộ Hội không có chế độ như các ngành đoàn thể quần chúng. Sự quan tâm của Đảng, chính quyền các cấp còn hạn chế, hoạt động Hội mang tính tự nguyện và làm việc chủ yếu do sự nhiệt tình. Mặt khác, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, tốc độ đô thị hóa nhanh, không có các quy hoạch vùng phát triển kinh tế VAC, kinh tế nông nghiệp tập trung... Vì thế, HLV trên địa bàn hoạt động không đều, một số cơ sở Hội gần đây kém hiệu quả.

Để từng bước vươn lên, giúp nhau làm giàu bền vững, năm 2017, HLV thị xã Từ Sơn sẽ tăng cường kết nạp hội viên mới, đa dạng hoá đối tượng tham gia vào Hội. Xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ, có trình độ, năng lực và nhiệt tình làm cốt cán. Mặt khác, tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội cho hội viên; tranh thủ sử dụng cán bộ đã nghỉ hưu nhưng có sức khoẻ và lòng đam mê, nhiệt tình với phong trào; có hiểu biết về kỹ thuật quản lý nông nghiệp, chăn nuôi và phát triển VAC; đặc biệt, có kinh nghiệm vận động quần chúng tham gia phát triển VAC. Tăng cường công tác tham quan, trao đổi kinh nghiệm, xây dựng tổ chức Hội, hình thành các hợp tác xã VAC phù hợp với đặc điểm, tình hình  địa phương. Khuyến khích phát triển các mô hình hợp tác làm dịch vụ cung ứng vật tư, cây - con giống; chế biến và tiêu thụ sản phẩm để nâng cao hiệu quả kinh tế  VAC

Muốn làm được điều này, việc xây dựng quỹ Hội là yêu cầu quan trọng để gắn kết hội viên với tổ chức Hội. Quỹ Hội được sử dụng cho hội viên vay quay vòng; mặt khác, giúp  hội viên nghèo có vốn sản xuất kinh doanh. Vận động hội viên ngoài việc giúp nhau bằng tiền, có thể giúp nhau ngày công lao động, vật tư, giống, vốn để cải tạo và phát triển VAC bền vững.

Chắc chắn rằng, với tầm nhìn, cách nghĩ mới và sự đồng sức, đồng lòng của các cấp Hội, HLV thị xã Từ Sơn sẽ nhanh chóng bắt nhịp được với xu hướng đô thị hóa; kinh tế  VAC thực sự là lựa chọn làm giàu cho những ai yêu nghề vườn.      

Dương An Như

 

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Tổ chức chứng nhận Bureau Veritas trao chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng ở xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Đây là chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng đầu tiên lớn nhất ở Việt Nam và thế giới.

  • “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    Trải rộng cả một vùng đất đỏ bazan gần 100 ha là màu xanh của riềng đỏ, loại cây dễ trồng, dễ tiêu thụ, mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng tiêu chí tổ chức sản xuất và thu nhập của xã nông thôn mới Công Liêm (Nông Cống - Thanh Hóa).

  • Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top