Hội Làm vườn và Trang trại huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) vừa bế giảng lớp học nghề nuôi ong lấy mật cho lao động nông thôn năm 2018.
Để nâng cao kiến thức cho người nuôi ong mật, tăng đàn cũng như chất lượng sản phẩm mật ong, Hội Làm vườn và Trang trại huyện Quan Hóa phối hợp với Công ty Dạy nghề Thanh Hoa (Thanh Hóa) tổ chức dạy nghề nuôi ong lấy mật cho 45 học viên của các xã Nam Xuân, Xuân Phú, Phú Nghiêm và thị trấn Quan Hóa.
Trong 2 tháng, học viên được trang bị những kiến thức cơ bản về kỹ thuật nuôi ong lấy mật như chăm sóc, phòng bệnh cho ong; cho ong ăn trong thời gian không có hoa tự nhiên; chia đàn, nhận biết ong chúa, thu hoạch mật ong...
Sau thời gian học nghề, học viên đã mạnh dạn đầu tư mua 2-3 thùng ong giống về nuôi thử.
Nhiều học viên đánh giá cao sự cần thiết của lớp dạy nghề như: Nội dung thiết thực, phù hợp với nghề nuôi ong địa phương; giảng viên có trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình trao đổi, hướng dẫn chi tiết từng thao tác thực hành; học viên hào hứng trao đổi những vướng mắc trong việc nuôi và phát triển đàn ong của địa phương…
Nhiều hội viên nhận thấy, nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả kinh tế cao mà không tốn nhiều diện tích, vốn đầu tư ban đầu không lớn, chăm sóc đơn giản. Nuôi ong lấy mật không khó nhưng đòi hỏi người nuôi phải có sự cẩn thận, tỉ mỉ và am hiểu về đặc tính của ong như xây tổ, chia đàn; có sự hiểu biết về các loài hoa, mùa ong đi lấy mật. Chính vì vậy, nghề nuôi ong lấy mật hứa hẹn giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu, phát triển kinh tế địa phương.
Đối với những tháng thời tiết lạnh, khan hiếm phấn hoa, phải xử lý làm sao để ong không bay đi thì mới thành công. Từ tháng 10 đến tháng 12, khi phấn hoa không có, để có lượng thức ăn đảm bảo cho ong không bay mất, cần phải bổ sung lượng phấn hoa thích hợp, trung bình cần khoảng 2kg phấn hoa rắc vào tổ cho ong.
Quan Hóa hiện có 285 đàn ong, vụ thu hoạch mật mùa xuân 2019 hứa hẹn cho kết quả tốt, qua đó góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của huyện, cũng như công cuộc xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.