Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh Hà Tĩnh vừa triển khai giải pháp khôi phục vườn hộ sau mưa lũ; thảo luận kế hoạch triển khai xây dựng mô hình vườn mẫu theo hướng nông nghiệp hữu cơ và phát động phong trào thi đua xây dựng vườn mẫu.
Ông Trần Huy Oánh, Phó chủ tịch HLV và Trang trại tỉnh: “Phải triển khai nhanh giải pháp khôi phục vườn hộ sau mưa lũ”.
Trong đợt mưa lũ từ ngày 14-16/10, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã có 435/710 (61,3%) vườn mẫu bị ngập úng, ảnh hưởng đến sản xuất, giảm năng suất của các loại cây trồng và hiệu quả kinh tế của người dân. Trước tình hình đó, Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh đã triển khai chỉ đạo Hội Làm vườn và Trang trại các huyện, thành phố, thị xã nhanh chóng áp dụng các giải pháp khắc phục kịp thời để người dân khôi phục vườn hộ, tiếp tục phát triển sản xuất.
Theo đó, một số biện pháp được nêu ra trước mắt như: Sau khi nước rút tiến hành làm rãnh tạo luống cao để tiêu thoát nước nhanh hơn, việc làm rãnh tiêu thoát nước cần phải định hướng, quy hoạch cụ thể; tiến hành vệ sinh vườn, thu dọn rác, cắt tỉa cành bị gãy; đối với những cây bị đổ ngã có thể phục hồi dùng cọc cố định giúp cây nhanh chóng phục hồi; tiến hành xới xáo, phá váng tạo độ thoáng khí cho đất, sau đó sử dụng các chế phẩm sinh học để kích thích vi sinh vật trong đất hoạt động tốt, tăng cường bón phân lân để kích thích rễ phát triển hoặc sử dụng các loại phân bón lá để bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng trong vườn; đối với cây ăn quả, cần phải xử lý nấm rễ bằng cách dùng thuốc đặc trị nấm tưới vào gốc; đối với những vườn bị thiệt hại nặng không thể phục hồi, cần tiến hành quy hoạch lại một cách bài bản để tái sản xuất.
Thời gian tới, Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh Hà Tĩnh sẽ tập trung tuyên truyền, phổ biến, tập huấn chuyển đổi và nâng cao nhận thức, kỹ năng sản xuất, xây dựng mô hình vườn mẫu theo hướng nông nghiệp hữu cơ với mục tiêu tạo ra các sản phẩm từ vườn sạch, có chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm một cách tuyệt đối. Từ thực trạng các vườn mẫu, Hội sẽ dựa trên đăng ký của các xã, tổ chức thống kê, rà soát, lựa chọn các loại cây, con phù hợp; trong đó tập trung vào một số loại cây, con chủ lực như: mướp đắng, mướp hương, dưa chuột, bí xanh, rau cải, mồng tơi; chăn nuôi gà, lợn....
Trong quá trình xây dựng mô hình vườn mẫu theo hướng nông nghiệp hữu cơ, Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh sẽ đứng ra kết nối, tiến hành thành lập hệ thống giám sát vườn mẫu Hà Tĩnh theo cơ cấu: hộ vườn mẫu - nhóm sản xuất - liên nhóm sản xuất - nhóm điều phối - hệ thống giám sát theo thôn hoặc xã và xây dựng các mô hình mẫu điển hình tạo sự lan tỏa, nhân rộng trong toàn tỉnh.
Trong dịp này, Hội cũng đã phát động phong trào thi đua xây dựng vườn mẫu trong toàn tỉnh.
Minh Tâm
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.