Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 25 tháng 3 năm 2021 | 15:27

HLV Yên Thành: Hội viên nuôi ốc sạch thu lãi 1 tỷ đồng/năm

Sau nhiều năm thử nghiệm, hội viên Hội Làm vườn (HLV) huyện Yên Thành (Nghệ An) đã thành công trong việc nuôi ốc nhồi đen.

Hiện, phong trào nuôi ốc ở địa phương đang nở rộ, đầu ra ổn định, nhiều hộ có thu nhập cao và đang hướng tới sản xuất ốc VietGAP.

 

t8.JPG
Ông Thắng (thứ 2 từ trái sang) đang giảng dạy cho bà con cách nuôi ốc nhồi đen tại Yên Thành.

 

Ốc sạch dễ tiêu thụ 

Anh Trần Quý Bảo, hội viên HLV xã Đức Thành, cho biết: Năm 2013, một hộ dân trong xã nuôi ốc tự nhiên trong ao đất thành công. Tuy nhiên, sau đó vài năm, người này mất do tai nạn giao thông. Thấy việc nuôi ốc bỏ ngỏ, năm 2018, đọc sách báo, vào mạng tìm hiểu, được biết, ở tỉnh Tuyên Quang có người bán ốc bươu đen giống, vậy là tôi mua về nuôi.

Hiện, gia đình anh Bảo có trang trại 2ha nuôi ốc, chia thành 16 ao, mỗi ao 500m2, trong đó có 2 ao ốc giống, 14 ao ốc thịt. Nuôi ốc chủ yếu phải thuận theo tự nhiên, bình quân 1m2 nuôi 100 ốc thương phẩm. Trong ao phải thả bèo tây (chiếm 1/3 ao), mực nước 0,6 - 1m và phải thay nước thường xuyên. Đồng thời, phải có hệ thống tuần hoàn, từ ao lắng chảy sang ao nuôi, từ ao nuôi lại xả xuống kênh tiêu. Khi không đủ nước thì bơm ngược trở lại, nguồn nước nuôi ốc lấy từ sông Lam. 

Thức ăn của ốc là bèo cám, do vậy, anh Bảo phải dành 1 mẫu đất để nuôi bèo. Giá ốc giống 500 – 700 đồng/con, vào mùa ốc sinh sản, mỗi ngày xuất bán 1 -2 vạn con, doanh thu 500 – 700 triệu đồng/năm. Ốc thương phẩm 500 đồng/con (khoảng 50 con/kg), bình quân thu 10 -15 tấn/năm, giá bán tại ao 80.000 đồng/kg. Năm 2020, doanh thu 1 tỷ đồng từ ốc thịt, bình quân cả 2 loại ốc (giống và thịt) thu lãi gần 1 tỷ đồng/năm.

“Đầu ra không phải lo, thương lái đến lấy tại ruộng, chủ yếu xuất đi  TP. Vinh, Thanh Hoá, Hà Nội, Hải Phòng, nhưng cung chưa đủ cầu. Năm 2020, chúng tôi thành lập Tổ hợp tác, với 10 thành viên để tiêu thụ sản phẩm. Dự kiến trong năm 2021 sẽ thành lập Hợp tác xã để phát triển bền vững nghề nuôi ốc”, anh Bảo nói.

Một thành viên khác của Tổ hợp tác, ông Lưu Xuân Sáu (xóm 2, xã Đức Thành)  cho biết, ông nuôi ốc nhồi từ năm 2020, với 2 ao nuôi, mỗi ao 5 sào. Ban đầu thả 1 tạ ốc mẹ, sau đó mua thêm 17 vạn ốc con, tổng thu năm 2020 đạt 200 triệu đồng, trừ chi phí, thu lãi 130 triệu đồng. Kỹ thuật nuôi ốc khá đơn giản, chủ yếu học hỏi từ anh Trần Quý Bảo, Tổ trưởng Tổ hợp tác về cách chăm sóc, nguồn thức ăn, và những bệnh cần đề phòng cho ốc. Thức ăn của ốc dễ kiếm, chủ yếu là bèo tấm, các loại rau củ quả sẵn có ở khu vực nông thôn.

“Năm 2021, gia đình tiếp tục nuôi 2 vạn ốc mẹ, giá 4,5 triệu đồng/vạn ốc. Dự kiến đến cuối tháng 3 sẽ có ốc con. Ốc con nuôi 90 – 100 ngày thì xuất bán, giá ốc thương phẩm vẫn như năm 2020. Bình quân 1kg ốc thương phẩm (53 con/kg), giá bán sỉ 80.000 đồng, bán lẻ 100.000 - 120.000 đồng/kg. Hiện, ốc rất dễ bán, trung bình  mỗi ngày tiêu thụ 50 - 100kg”, ông  Sáu cho biết thêm.

Đánh giá bước đầu của HLV Nghệ An

Hội Làm vườn huyện Yên Thành hiện có 23.459 hộ hội viên, trong 2 năm qua, đã hình thành mới 100 trang trại, trong đó, có nhiều trang trại nuôi ốc bươu đen. Năm 2020, ngân sách huyện hỗ trợ 60 triệu đồng cho các mô hình sản xuất tiêu biểu: Ví như mô hình nuôi ốc bươu đen của hộ anh Bảo và các thành viên HLV xã Đức Thành; mô hình nuôi thỏ của hộ anh Nguyễn Minh Thành; mô hình VAC kết hợp với du lịch của anh Tá, xã Sơn Thành; mô hình trồng nấm của anh Hạnh, xã Sơn Thành…

Riêng mô hình nuôi ốc đen đã có 10 hộ thực hiện; các địa phương khác đang triển khai như: xã Nhân Thành, Thọ Thành, Phúc Thành, hộ nhiều nuôi 2ha, hộ ít  1.000m2. Ngoài ra, còn có một số hộ nuôi trong bể bạt, do không còn đất sản xuất. Thực tế thấy, nuôi ốc trong bể bạt không hiệu quả bằng ao đất, nhưng chất lượng thì tương đương nhau.   

Chủ tịch Hội Làm vườn Nghệ An, ông Nguyễn Thế Thắng, cho biết, từ năm 2018, Hội đã tập trung nghiên cứu quy trình nuôi ốc bươu đen, và thấy được lợi ích  từ việc nuôi ốc. Ví như: đầu tư ít vốn, tận dụng được đồng ruộng bỏ hoang, thức ăn cho ốc sẵn có ở khu vực miền Trung. Vì vậy, tôi đã tham gia giảng dạy và lồng ghép được 29 lớp nuôi ốc nhồi tại địa phương.

Ngoài ra, còn tổ chức được 12 đoàn đi tham quan thực tế, và hướng dẫn bà con tại đồng ruộng. Hội cũng đã xây dựng được 3 mô hình nhân giống và cung cấp con giống cho hội viên trong vùng. Sau khi thành công, đã bàn giao lại cho các hộ này, và yêu cầu có trách nhiệm về con giống, chuyển giao công nghệ khi người dân có nhu cầu. Nhờ được hướng dẫn và giao trách nhiệm cụ thể như vậy, nên nghề nuôi ốc ở Yên Thành đang phát triển đúng hướng.

Hiện, phong trào nuôi ốc nhồi đen ở Nghệ An không chỉ phát triển ở đồng bằng, mà còn nhanh chóng lan toả sang các hộ dân ở miền núi hoặc những hộ đất chật, không còn đất sản xuất cũng có thể  khoanh bạt để nuôi. Đến nay, Nghệ An đã có gần 1.000 hộ nuôi ốc nhồi; phong trào đã lan  sang một số hộ dân ở tỉnh Hà Tĩnh. 

“Nuôi ốc nhồi đen quan trọng nhất là nguồn nước, phải có độ pH 7 - 8,3, nhiệt độ 24 - 34 độ là thích hợp nhất. Tiếp đến là nguồn thức ăn, thức ăn chính của ốc nhồi đen là bèo tấm, tuỳ  theo diện tích ao để thả mật độ bèo phù hợp”, ông Thắng cho biết thêm.

 

 

Yên Như
Ý kiến bạn đọc
  • Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Tổ chức chứng nhận Bureau Veritas trao chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng ở xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Đây là chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng đầu tiên lớn nhất ở Việt Nam và thế giới.

  • “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    Trải rộng cả một vùng đất đỏ bazan gần 100 ha là màu xanh của riềng đỏ, loại cây dễ trồng, dễ tiêu thụ, mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng tiêu chí tổ chức sản xuất và thu nhập của xã nông thôn mới Công Liêm (Nông Cống - Thanh Hóa).

  • Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top