Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 30 tháng 3 năm 2018 | 14:2

HLVVN: Nhìn lại một năm đầy thử thách

Năm 2017 xuất hiện nhiều doanh nghiệp chọn sản xuất VAC theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ làm hướng đi chính.

chu-tịch-hlv-thăm-vườn-na-o-chi-lang-lạng-sơn.JPG
Lãnh đạo Hội Làm vườn Việt Nam thăm mô hình trồng na theo quy trình VietGAP tại xã Quang Lang (Chi Lăng - Lạng Sơn).

 

Vượt lên tất cả khó khăn về thời tiết và thị trường, năm 2017, ngành nông nghiệp đã hoàn thành các chỉ tiêu, đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu rau quả đã cán mức 3,6 tỷ USD, vượt xa các ngành hàng chủ lực khác. Năm 2017 cũng đánh dấu một bước tiến về nhận thức của nông dân về liên kết theo chuỗi để nâng cao giá trị của các sản phẩm nông sản. Nhiều mô hình phát triển kinh tế hợp tác trong lĩnh vực sản xuất VAC hoạt động khá hiệu quả. Đặc biệt, xuất hiện nhiều doanh nghiệp chọn sản xuất VAC theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ làm hướng đi chính.

Với vai trò là người tổ chức vận động phong trào làm kinh tế VAC, Hội Làm vườn Việt Nam và các hội thành viên đã có những đóng góp quan trọng vào những thành tựu của ngành nông nghiệp.

Tiếp tục kiện toàn tổ chức Hội

Trong năm 2017, có 7 tỉnh hội và 1 thị trấn tiến hành Đại hội hết nhiệm kỳ là Vĩnh Phúc, Long An, Hưng Yên, TP.HCM, Hà Giang, Khánh Hòa, Thanh Hóa và thị trấn Yên Bình (Yên Bái). Các đại hội được tổ chức trang trọng và được chính quyền các địa phương quan tâm, tạo điều kiện. Tuy nhiên, hiện nay còn một số hội đã hết nhiệm kỳ nhưng do khó khăn về kinh phí hoặc chưa được UBND tỉnh chấp thuận nên chưa tiến hành Đại hội như: Tuyên Quang, Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Kon Tum, Lâm Đồng....

Số hội viên kết nạp trong năm 2017 tăng thêm 9.159 hội viên mới. Điểm mới là tổ chức Hội ở các cấp thu hút ngày càng  nhiều chủ trang trại, doanh nghiệp tham gia làm hội viên, ủy viên Ban chấp hành. Điển hình là Hội Làm vườn TP. Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Bắc Giang, Bắc Ninh, TP. Hồ Chí Minh, Hưng Yên, Trà Vinh, Đồng Tháp...

Phong trào cải tạo vườn tạp cũng diễn ra sôi nổi. Những khu vườn già cỗi, chất lượng quả thấp, thay thế bằng những loại cây ăn quả cho năng suất, chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu thị trường, góp phần nâng cao thu nhập cho hội viên và người nông dân. Điển hình trong phong trào vận động hội viên cải tạo vườn tạp là Hưng Yên, Sơn La.

Xây dựng những mô hình sản xuất VAC hiệu quả, sản phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm là nội dung quan trọng được các tổ chức Hội các cấp triển khai. Với cách làm sáng tạo, nhiều địa phương đã xây dựng được một số mô hình như mô hình hội quán của HLV Đồng Tháp, gắn sản xuất với tiêu thụ đã và đang làm thay đổi cách nghĩ, cách làm của người nông dân; hay mô hình Câu lạc bộ trang trại đáp ứng yêu cầu của các chủ trang trại trong việc chia sẻ kinh nghiệm, thông tin thị trường và là nơi có điều kiện áp dụng  tiến bộ kỹ thuật được Hội Làm vườn các địa phương tích cực vận động thành lập.

Ngoài vấn đề sản xuất, mô hình kinh tế trang trại còn được Hội Làm vườn các địa phương như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải phòng, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang… phát triển theo hướng kết hợp với du lịch sinh thái đem lại hiệu quả cao, đang là xu hướng mới ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước.

Mô hình phát triển nông nghiệp sạch gắn với công nghệ cao, theo công nghệ sinh học vào sản xuất nông sản là mục tiêu được nhiều Hội Làm vườn các đô thị lớn hướng tới. Điển hình ở các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng là Hội Làm vườn huyện Sóc Sơn (TP. Hà Nội) đã xây dựng nhiều mô hình trồng nấm, trồng rau, trồng dược liệu, nuôi lợn, gà theo hướng nông nghiệp hữu cơ. Hội giúp các HTX, tổ hợp tác, doanh nghiệp đăng ký sản xuất nông sản sạch kiểm tra mẫu đất, mẫu nước, giống, phân bón, xây dựng thương hiệu, gắn tem, nhãn mác... Nhờ vậy, nhiều mô hình rau sạch, gà đồi của Sóc Sơn đã có thương hiệu và thành chuỗi khép kín từ sản xuất, giết mổ, sơ chế, đóng gói tiêu thụ sản phẩm được bán tại các siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch tại Hà Nội.

Điểm nhấn các hoạt động sôi nổi

Năm 2017, các Hội đã phối hợp tổ chức đào tạo, tập huấn, tham quan cho 513,6 nghìn người, tăng 10% so với bình quân năm trước. Trong năm qua, HLV Việt Nam cũng đã phối hợp với HLV các địa phương tổ chức khảo sát tại 5 tỉnh Hà Tĩnh, Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ và Hà Nội để chuẩn bị xây dựng Dự án xây dựng vườn mẫu trong chương trình nghiên cứu khoa học phục vụ xây dựng NTM. 

Năm 2017, HLV kết nạp thêm 9.159 hội viên mới. Điểm mới là tổ chức Hội ở các cấp thu hút ngày càng  nhiều chủ trang trại, doanh nghiệp tham gia làm hội viên, ủy viên Ban chấp hành.

Phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức hội thảo về nhãn chín muộn tại Hưng Yên và diễn đàn Khuyến nông@  tại Mộc Châu. Phối hợp với HLV Lào Cai tổ chức Hội thảo Câu lạc bộ trang trại các tỉnh miền núi phía Bắc kết hợp tham quan giới thiệu mô hình các trang trại làm ăn có hiệu quả.

Phối hợp với Trung tâm Kinh Bắc triển khai Dự án “Xây dựng mô hình VACB kết hợp với bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm”. Ngoài các dự án do cán bộ văn phòng trực tiếp làm còn phối hợp với Trung tâm Kinh Bắc triển khai một số hợp phần của Dự án “Xây dựng Mô hình VACB kết hợp với bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm”.

Các đơn vị trực thuộc Hội cũng đã có một năm hoạt động sôi nổi, hiệu quả. Trong đó Báo Kinh tế nông thôn mặc dù gặp nhiều khó khăn về tài chính, nhưng vẫn xuất bản 52 số, trong đó có 4 số đặc biệt; Báo điện tử Kinh tế nông thôn cập nhập các thông tin hoạt động của Hội và phong trào vận động phát triển kinh tế VAC. Báo luôn được cơ quan quản lý báo chí của Đảng và Nhà nước đánh giá là hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích. Ngoài phối hợp với các cấp Hội ở địa phương, Báo còn hợp tác với Ngân hàng Chính sách xã hội, các doanh nghiệp để tổ chức các chuyên trang và xây dựng đội ngũ cộng tác viên trên nhiều địa bàn, nhiều lĩnh vực.

Trung tâm CCRD trong năm triển khai 4 dự án do nước ngoài tài trợ gồm dự án “Công dân giám sát trong quản trị đất đai”, dự án “Thiết lập diễn đàn đối thoại chính sách và chia sẻ kinh nghiệm giao lại đất rừng”, dự án “Nâng cao năng lực của các tổ chức VNGOs và các tổ chức xã hội nhằm tăng cường sự tham gia vào thực hiện chương trình 135” và dự án “Đánh giá kiểm toán dự án chuỗi giá trị Biogas”. Đây là sự cố gắng rất lớn của Trung tâm trong việc tìm kiếm các dự án nước ngoài trong hoàn cảnh từ nhiều năm nay nguồn tài trợ giảm mạnh.

 

chu-tịch-hlv-vn-thăm-vườn-nhãn-ở-khoái-châu-hưng-yên.JPG
Chủ tịch HLVVN Ngô Thế Dân (giữa) thăm vườn nhãn ở Khoái Châu, Hưng Yên.

 

Trung tâm Huấn luyện và Chuyển giao kỹ thuật VACVINA thực hiện mô hình nuôi tôm sú, tôm chân trắng ở 3 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị. Kết quả các hộ tham gia trong mô hình đạt năng suất và chất lượng cao hơn so với hộ ngoài mô hình. Các mô hình trên đạt các tiêu chí VietGAP cao hơn dự kiến.

Công ty TNHH Dịch vụ kỹ thuật VACVINA kinh doanh dịch vụ các loại cây, con giống với doanh số bán ra đạt 2,5 tỷ đồng, tổ chức tập huấn 12 lớp với 450 người tham dự về kỹ thuật VAC.   

Nhìn lại để bước vững hơn

Mặc dù có nhiều thành tựu đóng góp quan trọng vào nền nông nghiệp nước nhà, tuy nhiên, hoạt động Hội ở các địa phương không đồng đều, có tỉnh Hội hầu như không hoạt động, có tỉnh Hội qua nhiều năm không tổ chức được Đại hội đã phải giải thể như Hội Làm vườn Vĩnh Long.

Nguồn lực cho các hoạt động lâu dài của các tổ chức Hội về cơ bản vẫn gặp rất nhiều khó khăn, hầu hết các hội không thu được hội phí, hỗ trợ từ ngân sách ngày càng hạn hẹp. Ngay Hội Làm vườn Việt Nam trong nhiều năm cũng không nhận được sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước, nhưng vẫn phải vừa lo cho hoạt động của Văn phòng Trung ương, vừa phải lo tổ chức các hội nghị của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ theo quy định của Điều lệ HLV Việt Nam.

Căn cứ vào các nhiệm vụ được Đại hội HLV Việt Nam lần thứ VI đề ra và chủ trương phát triển ngành nông nghiệp hiện nay, BCH HLV Việt Nam xác định một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới như sau:

 Tiếp tục triển khai phong trào làm kinh tế VAC thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo và giúp nông dân làm giàu. Để thực hiện mục tiêu trên, nội dung hoạt động trọng tâm của những năm tới tiếp tục cuộc vận động cải tạo vườn tạp, tuyên truyền hướng dẫn hội viên sản xuất theo quy trình GAP, nông nghiệp hữu cơ để tạo ra sản phẩm VAC chất lượng cao, an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.

Trong quá trình vận động phát triển kinh tế VAC, tổ chức Hội các cấp không chỉ là hướng dẫn nông dân, hội viên phát triển sản xuất tốt, mà phải cùng nông dân tìm đầu ra cho sản phẩm, hướng nông dân kết nối với doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm, kết nối nông dân với nông dân, kết nối nông dân vào các HTX, Tổ hợp tác  chuyên cây, chuyên con để áp dụng thống nhất quy trình sản xuất chế biến, tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, đồng đều, VSATTP, có khối lượng sản phẩm hàng hóa tập trung, khắc phục tình trạng sản xuất manh mún.

Tăng cường củng cố tổ chức Hội các cấp, phát triển thêm hội viên là các chủ trang trại, HTX, tổ hợp tác, hội quán và các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ tham gia vào tổ chức hội nhằm mục tiêu sản xuất theo chuỗi khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Tích cực tìm kiếm thêm và triển khai tốt các dự án, đề tài, các chương trình huấn luyện, đào tạo dạy nghề để có nguồn lực và đóng góp cụ thể, thiết thực vào các chương trình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Làm VAC giỏi”, xây dựng và phát triển các mô hình sản xuất hiệu quả trong phong trào quần chúng, tổ chức tổng kết và nhân rộng mô hình hợp tác theo hướng gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm.                         

 

Nội dung hoạt động trọng tâm hoạt động của HLV những năm tới là tiếp tục cuộc vận động cải tạo vườn tạp, tuyên truyền hướng dẫn hội viên sản xuất theo quy trình GAP, nông nghiệp hữu cơ để tạo ra sản phẩm VAC chất lượng cao, an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.

 

 

P.V
Ý kiến bạn đọc
  • Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Tổ chức chứng nhận Bureau Veritas trao chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng ở xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Đây là chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng đầu tiên lớn nhất ở Việt Nam và thế giới.

  • “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    Trải rộng cả một vùng đất đỏ bazan gần 100 ha là màu xanh của riềng đỏ, loại cây dễ trồng, dễ tiêu thụ, mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng tiêu chí tổ chức sản xuất và thu nhập của xã nông thôn mới Công Liêm (Nông Cống - Thanh Hóa).

  • Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top