Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 20 tháng 7 năm 2018 | 9:48

Hoài Đức (Hà Nội): Nhà xưởng ngang nhiên “mọc” trên đất nông nghiệp

Hàng loạt nhà xưởng xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại khu vực Đầm Quán, thôn Minh Hiệp 1, xã Minh Khai (Hoài Đức - Hà Nội) khiến dư luận đặt câu hỏi: Liệu có sự “bao che” cho sai phạm của chính quyền sở tại?!

1.jpg
m.png

Nhà xưởng được xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại khu Đầm Quán, thôn Minh Hiệp 1, xã Minh Khai.

 

Ô nhiễm môi trường, dân sống sao!?

Người dân thôn Minh Hiệp 1 phản ánh việc xuất hiện nhiều công trình xây dựng nhà xưởng trên đất nông nghiệp, nhưng không bị cơ quan chức năng xử lý dứt điểm, chủ các cơ sở dường như không bận tâm chuyện “có vi phạm” mà vẫn tổ chức hoạt động sản xuất.

Đặc biệt, điều khiến người dân bức xúc là “hành vi” xả nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại ra môi trường mà không có bất kỳ biện pháp xử lý khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực Đầm Quán ngày càng trầm trọng...

Có mặt tại khu vực Đầm Quán, phóng viên quan sát thấy có khoảng 10 công trình nhà xưởng (nằm sát đê tả sông Đáy) được xây dựng kiên cố “tọa lạc” trên đất nông nghiệp. Điều đáng ghi nhận, tại thời điểm đó, những cột khói “nghi ngút, đen kịt” được thổi ra từ các nhà xưởng trên. Quá trình thâm nhập, phóng viên được biết, bên trong các nhà xưởng trên là nơi sơ chế sản xuất tinh bột sắn, bánh kẹo, nước ngọt, bim bim, máy móc đang hoạt động “rầm rộ”.

Một người dân sinh sống tại thôn Minh Hiệp 1 búc xúc cho biết: Tình trạng các nhà xưởng mọc trái phép trên đất nông nghiệp, ngang nhiên xả thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân trong thôn diễn ra nhiều năm nay,  chúng tôi đã phản ánh với chính quyền nhưng không hiểu vì sao chưa bị xử lý?!

 

2.jpg

Phá vỡ quy hoạch XDNTM

Tại Quyết định số 2877/QĐ-UBND ngày 28/9/2011 của UBND huyện Hoài Đức “Về việc phê duyệt Quy hoach xây dựng nông thôn mới của xã Minh Khai đến năm 2020”, điểm d (Quy hoạch phát triển công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ), mục 6.4 quy định rõ: “Đối với công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (TTCN): Đầu tư xây dựng, phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật sản xuất tiểu thủ công nghiệp tại 2 khu vực: Khu 1 là khu phát triển TTCN, tổng diện tích 15ha tại các xứ đồng Cửa chùa; Giá; Đầm Lác; Vực Lấp; Bàn Đập. Khu 2 là khu trưng bày giao lưu bán sản phẩm TTCN, tổng diện tích 1,59ha tại các xứ đồng Hố Anh Thạch, ven Đầm Quán”.

Được biết, ngày 09/09/2014 UBND xã Minh Khai có tờ trình số 43/TTr - UBND gửi UBND TP. Hà Nội về việc cho phép UBND xã Minh Khai được chuyển mục đích sử dụng làm sản xuất kinh doanh theo quy hoạch nông thôn mới đối với khu đất diện tích 8.043m2 tại khu Đầm Quán và Hố Anh Thạch thuộc quỹ đất công do UBND xã quản lý.

Trên cơ sở đó, ngày 3/10/2014, UBND TP. Hà Nội có văn bản số 7650/UBND - TNMT giao Sở Tài Nguyên và Môi trường, UBND huyện Hoài Đức xem xét nội dung đề nghị của UBND xã Minh Khai. Tuy nhiên, từ đó đến nay, tại khu đất này chưa được UBND thành phố và các sở, ngành chức năng và UBND huyện Hoài Đức điều chỉnh phê duyệt. Điều đó đồng nghĩa việc các nhà xưởng hiện nay đang xây dựng và hoạt động ngày đêm gây ô nhiễm môi trường là hoàn toàn vi phạm và cần phải xử lý nghiêm.

Bên cạnh đó, việc để các hộ dân tự ý xây dựng nhà xưởng sản xuất tại khu đất trên, UBND xã Minh Khai đã phá vỡ quy hoạch XDNTM của chính mình, trong khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước đó là khu trưng bày, giao lưu bán sản phẩm của làng nghề chứ không phải khu sản xuất.

Được biết, những nhà xưởng xây dựng trái phép trên có từ những nhiệm kỳ trước,  ông Đỗ Trung Hải, nguyên Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã Minh Khai và ông Đỗ Danh Khẩn, nguyên Phó bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch HĐND xã  liên quan đến những vi phạm trong công tác quản lý đất đai đã bị kỷ luật, cách chức.

Tuy nhiên, những vi phạm trong công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng tại khu vực trên đã tồn tại qua nhiều năm, nhiều thời kỳ nhưng đến nay vẫn chưa được xử lý dứt điểm. Không những thế,  còn phát sinh nhiều công trình vi phạm mới.

Có thể thấy, việc xử lý, khắc phục sai phạm của những người ở nhiệm kỳ mới chưa hiệu quả, để sai phạm ngày càng phát sinh. Điều này khiến cho dư luận không khỏi hoài nghi việc có hay không chuyện “bật đèn xanh” cho xây dựng trên đất nông nghiệp để trục lợi.

Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

 


 

Thùy Trâm
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top