Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 16 tháng 11 năm 2021 | 9:32

Hội Làm vườn tỉnh Phú Yên chú trọng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, giúp hội viên phát triển kinh tế VAC

Thời gian qua, Hội Làm vườn (HLV) tỉnh Phú Yên đã phối hợp với các cấp, ngành liên quan hướng dẫn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, từng bước giúp hội viên, nông dân phát triển kinh tế VAC theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Nhiều mô hình hiệu quả

Ông Trần Văn Thu, Chủ tịch HLV tỉnh Phú Yên, cho biết,  trước đây, hàng năm, Hội đều chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp với ngành Nông nghiệp, Trung tâm khuyến nông, lâm, ngư, Phòng nông nghiệp tổ chức tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho hội viên, nông dân; tổ chức tham quan trao đổi kinh nghiệm, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm VAC. HLV tỉnh còn phối hợp với HLV các huyện Phú Hòa, Sơn Hòa, Đông Hòa tổ chức tập huấn cho hàng nghìn lượt hội viên kỹ thuật làm VAC, trồng hoa lay ơn, trồng khóm (dứa), trồng dược liệu diệp hạ châu, trồng mít, trồng rừng... Qua đó, nhiều nông dân áp dụng vào quá trình sản xuất, xây dựng mô hình VAC đạt hiệu quả cao”.

Điển hình như mô hình nuôi vịt đẻ trứng của gia đình ông Phan Ẩn (thôn Phú Lương, xã Hoà Tân Đông, thị xã Đông Hoà). Những ngày đầu xây dựng trang trại, ông đầu tư đào 2 ao, mỗi ao 1.000m2. Sau đó, ông nuôi vịt đẻ trứng kết hợp nuôi cá, trồng 130 cây dừa xiêm, 50 cây bưởi da xanh.

Ông Ẩn chia sẻ: “Gia đình hiện nuôi 2.000 con vịt. Tính nguồn thức ăn từ thời điểm nuôi đến thời điểm đẻ trứng là 5 tháng, đầu tư hơn 130 triệu đồng. Sau thời gian đó, vịt sẽ đẻ trứng. Mỗi ngày gia đình thu khoảng 1.600 trứng vịt, giá 2.300 đồng/trứng, chi phí thức ăn 1,6 triệu đồng, trừ chi phí, thu lãi 1,8-2 triệu đồng”.

Theo ông Ẩn, lúc đầu nuôi vịt rất khó khăn, do không nắm được khâu chọn giống, nhưng từ khi áp dụng kiến thức đã tiếp thu qua các buổi tập huấn kỹ thuật do HLV huyện Đông Hoà (nay là thị xã Đông Hoà) tổ chức, việc chăn nuôi của gia định đều đạt hiệu quả và phát triển thuận lợi.

image001110-copy.JPGMô hình trồng dừa xiêm lùn cho thu nhập khá của ông Hồ Đức Trung ở thôn Cần Lương, xã An Dân (Tuy An - Phú Yên). Ảnh: Chân Thuyên.

 

Về cây ăn trái, điển hình là mô hình của gia đình ông Ngô Quốc Dũng ở xã Hòa Quang Bắc (Phú Hòa). Cách đây 5 năm, gia đình ông Dũng mua 6ha đất. Sau đó, ông đầu tư san ủi mặt bằng, đào ao nuôi cá và lấy nước tưới, lắp đặt hệ thống tưới nước tự động theo mô hình của Israel; vào các tỉnh miền Nam mua giống mãng cầu tốt, trái sai, phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu ở Phú Yên về trồng. Đến nay, trang trại của ông Dũng trồng 4.500 cây mãng cầu, 480 cây dừa xiêm, 100 cây cam, cây bưởi, đều đã vào thời kỳ khai thác.

Theo ông Dũng, ông đã áp dụng kiến thức được  HLVvà các ngành chức năng tập huấn vào trồng cây ăn trái theo hướng hữu cơ. “Để tránh sâu bệnh hại cây và tạo sản phẩm sạch, tôi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học từ thiên nhiên như ớt, tỏi, sả… phun cho các loại cây trồng. Ngoài ra, gia đình còn đầu tư xây dựng một số nhà sàn, nhà lá gần bờ suối trong khu trang trại để thực hiện mô hình du lịch sinh thái trải nghiệm, thu hút nhiều khách tham quan”, ông Dũng cho hay.

Tại huyện miền núi Sông Hinh,  mô hình trang trại trồng cam của hộ ông Trương Minh Tuấn ở thị trấn Hai Riêng hay mô hình trang trại trồng sầu riêng của hộ ông Cao Thanh Lâm được nhiều hội viên đến tham quan học tập. Theo các hội viên này, nhờ được HLV địa phương hướng dẫn tìm giống cây trồng có giá trị kinh tế cao, phù hợp với thổ nhưỡng địa phương; hướng dẫn kỹ thuật và giúp hội viên được tiếp cận các nguồn vốn vay, đồng thời hướng dẫn sử dụng đúng mục đích, nên họ đã vươn lên thoát nghèo, trở thành nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp.

“Ở  huyện Đồng Xuân, HLV vườn huyện tích cực vận động hội viên và nông dân cải tạo vườn tạp, tu bổ vườn cây ăn quả sau thu hoạch với hơn 3.000ha. Bên cạnh đó, Hội định hướng cho hội viên phát triển kinh tế VAC-R, trồng keo, bạch đàn, nuôi heo, nuôi cá dưới tán rừng, thu lãi hàng chục triệu đồng/ha. Nhiều hộ trồng hàng chục hecta rừng, đến kỳ thu hoạch, thu lợi nhuận 500 triệu đồng”, đại diện HLV huyện Đồng Xuân nói.

Tiếp sức cho hội viên

Theo Chủ tịch Hội Làm vườn tỉnh Phú Yên Trần Văn Thu, để hình thành, phát triển những mô hình kinh tế hiệu quả, Ban Chấp hành HLV tỉnh đã tổ chức nhiều buổi trao đổi kinh nghiệm làm ăn bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, phù hợp với tình hình dịch bệnh. Từ các buổi trao đổi này, nhiều vấn đề về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi đã được giải thích cặn kẽ và đưa ra bàn bạc, thảo luận sôi nổi như cách thức trồng hoa, làm chuồng nuôi gà, heo, bò và xử lý môi trường trong quá trình nuôi như thế nào cho hiệu quả… Qua các lần trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, nhiều hội viên đã hiểu được cách nuôi, trồng những loại cây, con phù hợp, đúng với cơ cấu nông nghiệp từng vùng miền, bảo đảm hợp lý về điều kiện nhân vật lực, vốn của từng hộ.

Hiện, trên địa bàn tỉnh Phú Yên có nhiều mô hình kinh tế có thu nhập ổn định đang được nhân rộng, trong đó có đóng góp không nhỏ từ việc vận động hội viên chăm lo phát triển kinh tế của HLV Phú Yên. Cụ thể là mô hình trồng khóm ở Đồng Din (Phú Hòa), thu nhập 100 triệu đồng/ha; mô hình trồng hoa cây cảnh ở phường 9, Hòa Kiến, Bình Ngọc (TP. Tuy Hòa), thu nhập trên 300 triệu đồng/hộ; mô hình trồng rừng ở các huyện Đồng Xuân, Tây Hòa, thu lãi 50-70 triệu đồng/hộ; mô hình nuôi dông, cút ở phường Hòa Hiệp Trung (TX. Đông Hòa)...

hinh-1.jpg
Nhờ áp dụng kiến thức từ các buổi tập huấn kỹ thuật do HLV tổ chức, nhiều mô hình đạt năng suất cao giúp các hội viên thoát nghèo. 
Trong ảnh: Mô hình trồng dứa (khóm) ở Đồng Din (Phú Hòa).

 

“Phát triển kinh tế VAC thu lợi nhuận cao nên đã thu hút được nhiều lực lượng lao động ở nông thôn tham gia, tạo việc làm thường xuyên, giúp nhiều gia đình có cuộc sống ổn định và nâng cao. Hàng năm, các HLV ở cơ sở đã bình chọn hàng trăm hộ làm vườn giỏi và Tỉnh Hội năm nào cũng xét khen thưởng cho những đơn vị, cá nhân có thành tích về xây dựng tổ chức Hội và phát triển kinh tế VAC”, ông Thu nói.

Cũng theo ông Thu, phong trào làm kinh tế VAC nhằm hiện thực mục tiêu xóa nghèo và làm giàu cho nông dân. Đây là một nhiệm vụ của Hội trong công cuộc vận động hội viên, nông dân làm kinh tế VAC, góp phần đạt 19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, xây dựng vườn mẫu, vườn mẫu nâng cao.

Theo HLV tỉnh Phú Yên, trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp tại địa phương, từ cuối tháng 6/2021, HLV các cấp đã kết nối, giúp tiêu thụ hàng trăm tấn nông sản cho hội viên và người dân trên địa bàn.

Thời gian tới, bên cạnh việc tiếp tục tuyên truyền về phòng chống dịch Covid-19, Hội sẽ tập trung vào hoạt động đào tạo, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào phát triển vườn rừng, vườn quả, vườn cây công nghiệp, vườn rau, hoa, củ quả, thủy đặc sản... trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao và tận dụng lợi thế địa phương để sản xuất các sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Hội sẽ tiến hành tập huấn kỹ thuật VAC ngắn ngày, ứng dụng chuyển giao kỹ thuật theo phương thức cầm tay chỉ việc tại chuồng, tại ao, tại vườn theo yêu cầu của hội viên hoặc bằng hình thực trực tuyến. Đồng thời, đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tuyên truyền, phổ biến kinh nghiệm, điển hình làm kinh tế VAC giỏi, góp phần xây dựng nông thôn mới.

(Bài viết tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

 

Quốc Hùng
Ý kiến bạn đọc
  • Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Tổ chức chứng nhận Bureau Veritas trao chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng ở xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Đây là chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng đầu tiên lớn nhất ở Việt Nam và thế giới.

  • “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    Trải rộng cả một vùng đất đỏ bazan gần 100 ha là màu xanh của riềng đỏ, loại cây dễ trồng, dễ tiêu thụ, mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng tiêu chí tổ chức sản xuất và thu nhập của xã nông thôn mới Công Liêm (Nông Cống - Thanh Hóa).

  • Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top