Năm năm qua, Hội Làm vườn và Trang trại phường Thiệu Khánh (TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) đã vận động, tuyên truyền hội viên tham gia chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao.
Chủ động phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm; xây dựng hầm biogas giảm thiểu ô nhiễm môi trường, phát triển kinh tế vườn, ao, chuồng và trang trại, đa dạng hóa các loại hình vườn góp phần mục tiêu giảm nghèo bền vững và xây dựng đô thị văn minh, công dân thân thiện.
Hiện, trên địa bàn phường Thiệu Khánh có 20 mô hình trang trại, gia trại tổng hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao với thu nhập hàng tỷ đồng/năm. Điển hình là mô hình cải tạo vườn tạp trồng chanh không hạt 5ha của gia đình ông Nguyễn Đình Thế; mô hình trồng nấm của ông Nguyễn Văn Tuyên, phố 9; mô hình nuôi gà đẻ trứng 5 nghìn con của gia đình anh Lê Viết Thương, phố 3; mô hình trang trại chăn nuôi lợn từ 1000-1500 con của ông Lê Nguyên Long, phố Dinh Xá… Ngoài ra, Hội Làm vườn và Trang trại phường Thiệu Khánh còn phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao nhiều tiến bộ khoa học, kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi, sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ chất thải nông nghiệp, tham gia trao đổi học tập kinh nghiệm sản xuất, chăn nuôi thương phẩm và trồng hoa cây cảnh…
Với mục tiêu “Chủ động, sáng tạo, khoa học, nghiên cứu, phát triển”, nhiệm kỳ 2022-2027, Hội Làm vườn và Trang trại phường Thiệu Khánh phấn đấu mỗi năm xây dựng được ít nhất một vườn hoặc một trang trại mẫu; kết nạp được 5-10 hội viên mới vào hội; mỗi tổ Hội cơ sở có một mô hình sản xuất tiên tiến với mức đầu tư từ 20 đến 25 triệu đồng trở lên; 100% hội viên tham gia các lớp tập huấn, phổ biến kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm các mô hình sản xuất hữu cơ, tuần hoàn, không chất thải, sản xuất nông nghiệp thông minh; bồi dưỡng kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và quản lý sản xuất.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.