Nho là loại cây trồng đặc thù của vùng đất Ninh Thuận. Những năm qua, cây nho đã mang lại hiệu quả kinh tế cao và nguồn thu nhập ổn định cho người nông dân nơi đây.
Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, cây nho Ninh Thuận không dừng lại ở sản phẩm ăn trái, làm rượu, làm mứt… mà giờ đây còn dùng làm cảnh.
Anh Lê Ngọc Cường trước đây kinh doanh trong lĩnh vực vật liệu xây dựng. Năm 2007, anh có đánh một cây nho cho vào chậu cảnh trồng chơi và từ đó nảy ra ý tưởng làm nho cảnh bán ra thị trường. Anh bỏ công tự mày mò nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, học hỏi kinh nghiệm trồng nho từ những nhà vườn đã sản xuất lâu năm. Qua nhiều lần thử nghiệm, đến năm 2017, anh cho ra đời những chậu nho cảnh đầu tiên trên thị trường. Tuy nhiên, lúc này chỉ mới sản xuất với số lượng ít, nhỏ lẻ, mang tính thử nghiệm.
Ấp ủ ý tưởng tạo thương hiệu và tăng tính cạnh tranh cho cây nho cảnh có chỗ đứng trên thị trường và đưa việc sản xuất nho cảnh theo hướng sản xuất hàng hóa có quy mô lớn, tháng 3/2019, Hợp tác xã A8 nho cảnh, nho kiểng tại thôn Phước Khánh (xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước) được thành lập, do anh Lê Ngọc Cường làm chủ nhiệm.
“Gần đây, cây nho cảnh của Ninh Thuận được thị trường đón nhận, bởi nhiều ưu điểm như dễ chăm sóc, cây vừa làm cảnh lại vừa có trái để ăn, các thị trường lớn như TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội đều đặt mua. Đặc biệt, trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, các tỉnh miền Tây như Tây Ninh, Bạc Liêu, Vĩnh Long… có sức mua khá lớn. Trong thời gian tới, hợp tác xã sẽ mở rộng thị trường ra các tỉnh phía Bắc”, anh Cường nói.
Anh Cường cho biết thêm: “Trước Tết Nguyên đán vừa qua, vườn nho cảnh của mình xuất bán hơn 2.000 chậu nho cảnh cho thị trường. Giá bán tại vườn cho mỗi chậu nho cảnh có mức dao động từ 500 nghìn đến 5 triệu đồng, tùy từng chậu. Những gốc nho càng lâu năm và có thế đẹp thì giá thương phẩm càng cao. Trừ chi phí, thu lãi gần 1,2 tỷ đồng”.
Giống nho trồng làm cảnh chủ yếu là Red Cardinal, NH01-152 ghép trên gốc nho dại. Khi cây phát triển cứng cáp thì đưa vào chậu trồng; tạo dáng, tạo kiểu, nẹp cây bằng thanh inox; tiến hành cắt cành, xử lý kỹ thuật cần thiết như bón phân, tưới nước… Sau khoảng 02 tháng chăm sóc kể từ lúc cắt cành thì cây nho ra hoa, đậu quả.
Bên cạnh những loại cây hoa cảnh truyền thống như đào, mai, quất, cúc, lyly, bưởi, thanh long…, giờ đây người tiêu dùng có thêm lựa chọn mới, đó là cây nho cảnh. Chậu nho cảnh Ninh Thuận mang vẻ đẹp lạ và độc đáo, giúp cho người dân có thu nhập ổn định, tạo ra hướng đi mới trong sản xuất cây nho của nhà vườn nơi đây.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.