Với lợi thế có nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau, trong đó có những vùng khí hậu lạnh, ôn hòa, độ cao trên 800m so với mực nước biển, Lai Châu rất thích hợp phát triển nhiều loại cây ăn quả có giá trị, đặc biệt là cây ăn quả ôn đới.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Lê Trọng Quảng cùng lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện Tam Đường kiểm tra mô hình cây lê tại xã Giang Ma.
Tuy nhiên, người dân trong tỉnh vẫn chưa phát huy được những ưu đãi mà thiên nhiên ban tặng để nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.
Từ năm 2015, Trung tâm Khuyến nông Lai Châu triển khai dự án phát triển cây ăn quả ôn đới, quy mô 37ha với 212 hộ thuộc 3 xã Giang Ma, Hồ Thầu, Nùng Nàng (huyện Tam Đường) tham gia. Các chủng loại cây đưa vào trồng gồm: lê Đài Nông, lê DL21; đào chín sớm DCS1, đào chín sớm Flordaprince; mận Úc, mận Dow Worth, mận Fortune và hồng Fuju. Các hộ tham gia dự án được hỗ trợ 100% cây giống và vật tư phân bón, được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông hướng dẫn chi tiết kỹ thuật đào hố, ủ phân lót; trồng và chăm sóc, tỉa cành tạo tán cho cây. Kết quả cho thấy, sau một năm trồng, các loại cây ăn quả ôn đới đều sinh trưởng, phát triển tốt, không xuất hiện sâu bệnh hại. Tỷ lệ sống đạt từ 93 - 97%, chiều cao cây tăng từ 30-60cm với 2 - 3 đợt lộc, đường kính gốc đạt 1,5-2cm.
Anh Giàng A Chừ, nông dân bản Phìn Chải, xã Giang Ma cho biết: “Thời gian qua, một số hộ trên địa bàn xã thử nghiệm trồng đào chín sớm và đã được thu hoạch, bán được giá, cho thu nhập cao nên người dân rất tin tưởng vào việc phát triển cây ăn quả ôn đới. Sau một năm trồng thấy các loại cây này đều sinh trưởng, phát triển tốt, nên người dân đều quyết tâm chăm sóc để cây sinh trưởng, phát triển”.
Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, các loại cây ôn đới gồm: đào, mận, hồng, lê rất thích hợp với điều kiện khí hậu, đất đai tại các xã Giang Ma, Hồ Thầu, Nùng Nàng. Việc phát triển cây ăn quả ôn đới tại các xã này sẽ mở ra hướng đi mới cho nông dân trong sản xuất, tạo ra vùng sản xuất tập trung, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.
Sau khi ghi nhận kết quả đạt được của dự án, ông Lê Trọng Quảng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu yêu cầu các cơ quan chuyên môn tiếp tục sát sao trong việc hướng dẫn người dân bón phân, chăm sóc, tỉa cành, tạo tán cho cây ăn quả; xác định tập đoàn sâu bệnh hại để có hướng phòng trừ kịp thời; khảo sát địa điểm để mở rộng quy mô khoảng 500ha, tạo thành vùng sản xuất hàng hóa, tiến tới xây dựng thương hiệu cây ăn quả ôn đới của Lai Châu; tổ chức cho các hộ nông dân quanh vùng dự án đến tham quan, học tập để phát triển nhân rộng.
Được biết, từ cuối năm 2013, bằng nguồn vốn sự nghiệp khoa học của tỉnh, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây ăn quả ôn đới (Viện Nông nghiệp miền núi phía Bắc) triển khai trồng thử nghiệm một số giống cây ăn quả ôn đới tại địa bàn xã Giang Ma, gồm các giống lê, đào chín sớm. Kết quả sau 3 năm trồng, cây đào đã cho thu hoạch. Do thời điểm thu hoạch rất sớm, vào trung tuần tháng 4 nên bán rất được giá, trung bình 40.000-45.000 đồng/kg. Mỗi cây cho thu hoạch khoảng 30kg, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/cây.
Hoàng Đình Chinh
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.