Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 23 tháng 6 năm 2017 | 11:28

Khảo sát tình hình nhãn không ra hoa tại Hưng Yên: Cần nhân rộng thành công của những nhà vườn

Trong chuyến khảo sát tình hình sản xuất nhãn tại Khoái Châu (Hưng Yên), GS. TS. Ngô Thế Dân, Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam và lãnh đạo Trung ương Hội đã có buổi trao đổi với các chủ trang trại về nguyên nhân và các biện pháp khắc phục nhãn không ra hoa.

GS. Ngô Thế Dân chụp ảnh chung với lãnh đạo HLV và Nuôi ong tỉnh Hưng Yên và một số chủ trang trại nhãn.

Theo Báo cáo của Hội Làm vườn và Nuôi ong tỉnh Hưng Yên, toàn tỉnh có trên 3.500ha nhãn, tập trung  tại các huyện Khoái Châu, Tiên Lữ, Kim Động và TP.Hưng Yên. Nhãn Hưng Yên đều được cơ cấu trồng theo 3 trà chính: chín sớm, chín muộn và chính vụ. Trà nhãn chín sớm và chính vụ trồng tập trung ở huyện Tiên Lữ, TP.Hưng Yên. Trong đó, nhãn chín sớm chiếm khoảng 10% tổng diện tích, giống trồng phổ biến là PHS. Nhãn chính vụ (chiếm gần 50% tổng diện tích) chủ yếu trồng giống nhãn Hương Chi. Trà nhãn chín muộn (khoảng 40% tổng diện tích)  trồng chủ yếu ở huyện Khoái Châu và khu vực phụ cận, gồm các giống HTM-1; HTM-2... 

Trao đổi với lãnh đạo Trung ương Hội Làm vườn Việt Nam, ông Hoàng Văn Thịnh, Chủ tịch HLV và Nuôi ong tỉnh Hưng Yên, cho biết: Năm nay, tỷ lệ cây nhãn ra hoa của tỉnh chỉ đạt khoảng 50%. Nguyên nhân là do thời tiết vụ đông xuân ấm nên nhãn không phân hóa mầm hoa được. Tuy nhiên, vẫn có nhiều hộ trồng nhãn nhờ theo dõi chặt chẽ thời tiết, biết cách xử lý nên nhãn trong vườn vẫn ra hoa và đậu quả khá.

Thảo luận về nguyên nhân nhãn không ra hoa, các chủ vườn cho biết: Ngoài do vụ đông xuân thời tiết ấm áp còn do lượng mưa thấp hơn mọi năm. Một số nhà vườn có kinh nghiệm đã đầu tư chăm sóc, xử lý nhãn ra hoa bằng chế phẩm KClO3 và NaClO3 nên vườn nhãn vẫn ra hoa khá như  vườn nhà ông Tám,  ông Cảnh…, tỷ lệ ra hoa trên 70- 90%. Theo kinh nghiệm, việc xử lý hóa chất chỉ thích hợp với nhãn Hương Chi.

Kết luận buổi trao đổi, GS. TS. Ngô Thế Dân, Chủ tịch HLV Việt Nam, cho rằng, đây là bài học kinh nghiệm trong việc xử lý nhãn với những năm thời tiết ấm, vì vậy, nhà vườn cùng với nhà khoa học cần nghiên cứu, tổng kết để có các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu khi trái đất ngày càng nóng lên, ảnh hưởng trực tiếp đến cây nhãn và các cây trồng khác trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta.

Trong đó, cần tổng kết kinh nghiệm của những nhà vườn đã xử lý ra hoa thành công vụ này để chuyển giao cho hội viên khác.

TS. Đỗ Văn Hòa

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Cây trồng “khát” nước, người dân như ngồi trên đống lửa

    Cây trồng “khát” nước, người dân như ngồi trên đống lửa

    Mới đầu hè, các huyện miền núi tỉnh Phú Yên như Sông Hinh, Sơn Hoà, Đồng Xuân đã đối mặt với “cơn khát”, khi nhiều ao hồ khô cạn, cây trồng thiếu nước...

  • Đồng Nai chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa

    Đồng Nai chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa

    Tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Kế hoạch số 145 về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn năm 2024, nhằm thực hiện việc chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả, không đảm bảo nước tưới, năng suất thấp sang trồng các loại cây hàng năm, lâu năm và nuôi trồng thuỷ sản để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho các hộ sản xuất.

  • Bá Thước trao sinh kế cho người nghèo phát triển sản xuất

    Bá Thước trao sinh kế cho người nghèo phát triển sản xuất

    Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã và đang nỗ lực triển khai các mô hình hỗ trợ sinh kế, bước đầu đạt kết quả khả quan, tạo động lực cho người dân trong hành trình thoát nghèo.

Top