Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 17 tháng 11 năm 2020 | 13:28

Khi Trách nhiệm được khẳng định

Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh: Nội dung thảo luận bao quát toàn diện, đi sâu vào những vấn đề được đông đảo cử tri quan tâm, không khí thảo luận sôi nổi, thẳng thắn và trách nhiệm, đề xuất nhiều giải pháp cho phát triển giai đoạn mới.

t4.jpg
Ảnh minh họa.

Ngay khi bước vào đợt hai của Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV (họp tập trung), Quốc hội dành 3 ngày (3-4 và 5/11) thảo luận tình hình kinh tế - xã hội năm 2020; kế hoạch năm 2021; mục tiêu chủ yếu và một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025. Tiếp ngay sau đó là 2,5 ngày (6-9 và sáng 10/11) chất vấn việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV, một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII,...

Nhận xét về 3 ngày thảo luận hình kinh tế - xã hội năm 2020; kế hoạch năm 2021; mục tiêu chủ yếu và một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh: Nội dung thảo luận bao quát toàn diện, đi sâu vào những vấn đề được đông đảo cử tri quan tâm, không khí thảo luận sôi nổi, thẳng thắn và trách nhiệm, đề xuất nhiều giải pháp cho phát triển giai đoạn mới.

Nhận xét về 3 ngày thảo luận tình hình kinh tế xã - hội năm 2020 và kế hoạch năm 2021, nhiều cử tri cho biết: Nhiều ý kiến có chất lượng, có những ý kiến cần được thực hiện ngay để công cuộc đổi mới, phát triển, hướng tới thịnh vượng đạt kết quả tốt nhất. Ví như ý kiến của đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên), khi bà đề nghị: "Tôi rất mong Chính phủ cần thay đổi một thói quen trong các báo cáo hằng năm, nếu không nhận ra rất có thể sẽ tạo thành căn bệnh đùn đẩy, né tránh trong việc làm rõ, xử lý trách nhiệm.

Đó là việc đánh giá chung những tồn tại, hạn chế mà không chỉ mặt đặt tên, gắn địa chỉ cụ thể từng nội dung, lĩnh vực còn yếu kém. Chính phủ nói một số địa phương, cơ quan, đơn vị; Chính phủ nêu có lúc, có nơi; Chính phủ nhìn nhận vẫn còn tình trạng thiếu quyết liệt, thiếu tinh thần trách nhiệm thì chắc chắn không chỉ là một số mà phần lớn các bộ, ngành, địa phương sẽ nhẹ nhàng nghĩ Chính phủ nói ai thôi không phải nói mình đâu”.

Hay như đề xuất của đại biểu Nguyễn Thị Lan (Hà Nội) về chính sách phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đặc biệt là mô hình doanh nghiệp khởi nguồn công nghệ hình thành trong các trường đại học để thương mại hóa các công nghệ được được nghiên cứu, phát triển trong các trường đại học, viện nghiên cứu. Bà đề nghị sớm có chính sách đột phá, thích hợp để huy động được đội ngũ những người làm khoa học trong nước tham gia đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo, thu hút các nhà khoa học nước ngoài và Việt kiều.

Để văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển bền vững của đất nước, đại biểu Nguyễn Quốc Hưng (Hà Nội) cho rằng: Đầu tư cho văn hóa không chỉ cần thiết mà cấp thiết lắm rồi! Ông cho rằng, để thực hiện thành công các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, giai đoạn 2021 - 2025, giải pháp cần quan tâm là, đầu tư phát triển mạnh công nghiệp văn hóa, công nghiệp y tế, kinh tế, giáo dục, kinh tế thể thao và du lịch tạm gọi chung là “kinh tế văn xã”.

Về 2,5 ngày chất vấn các thành viên Chính phủ và các chức danh do Quốc hội phê chuẩn, cử tri đồng tình với nhận xét của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân: Phiên chất vấn diễn ra trong không khí dân chủ, thẳng thắn và trách nhiệm, có sự trao đổi, tranh luận sôi nổi… Các đại biểu Quốc hội đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, nghiên cứu kỹ các báo cáo, đặt câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng, đi thẳng vào nội dung chất vấn. Các thành viên Chính phủ, các vị Trưởng ngành cơ bản đã trả lời rõ, thẳng thắn về kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém, chỉ rõ nguyên nhân, nhận trách nhiệm và có giải pháp cụ thể để khắc phục trong tương lai. Tuy nhiên, cũng có vấn đề trả lời còn chưa đáp ứng được yêu cầu của đại biểu, chưa làm rõ được trách nhiệm nên còn có ý kiến tranh luận, trao đổi lại.

Tuy nhiên, nhiều cử tri cho rằng, qua chất vấn của đại biểu Ksor H’bơ Khăp thấy Quốc hội vừa cần có hệ thống thông tin dữ liệu của mình, vừa cần xác lập chế độ kỷ luật về cung cấp thông tin để công tác giám sát đạt kết quả cao hơn và trên cơ sở đó mới đưa ra đúng những giải pháp cần thiết.

Cử tri và nhân dân mong có nhiều đại biểu chỉ ra những “phát biểu thấy sai sai” và góp ý thẳng thắn: “Tôi rất chăm chú lắng nghe và cố gắng thấu hiểu, nhưng bộ trưởng có nghe mà không hiểu tôi hỏi gì. Câu hỏi của tôi bộ trưởng chưa trả lời”.

 

 

Thanh Hiền
Ý kiến bạn đọc
Top