Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 25 tháng 8 năm 2021 | 11:52

Khởi nghiệp từ trồng dưa lưới trong nhà màng

Dương Phú Hiếu, một trong những người đầu tiên mạnh dạn thuê đất đầu tư trồng dưa lưới trong nhà màng để khởi nghiệp, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khả quan.

Trong chuyến công tác về thôn Tịnh Thọ, xã Sơn Thành Tây (Tây Hòa - Phú Yên), tôi được gặp anh Dương Phú Hiếu, sinh năm 1992, một trong những người đầu tiên ở phường 2 (TP. Tuy Hòa) mạnh dạn thuê đất đầu tư trồng dưa lưới trong nhà màng để khởi nghiệp, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khả quan.

 

ảnh-1-anh-dương-phú-hiếu-đang-tiến-hành-thu-hoạch-dưa-lưới-của-mình.jpg
Anh Dương Phú Hiếu thu hoạch dưa lưới.

Thu lãi 100 triệu đồng/năm

Anh Hiếu cho biết, trước đây làm nhiều công việc nhưng chỉ đủ  trang trải cho cuộc sống hàng ngày nên anh tự tìm kiếm, học hỏi mô hình phù hợp để phát triển kinh tế gia đình. Sau khi tham khảo thông tin trên mạng internet và các phương tiện thông tin đại chúng, anh nhận thấy mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng cho hiệu quả kinh tế cao nên quyết định thuê đất ở thôn Tịnh Thọ (xã Sơn Thành Tây) để đầu tư thực hiện.

Mô hình trồng dưa lưới của anh Hiếu được xây dựng trên diện tích hơn 2.000m2, gồm 2 nhà màng (mỗi nhà khoảng 1.000m2) với tổng kinh phí đầu tư xây dựng hơn 1,2 tỷ đồng. Nhờ chăm sóc đúng quy trình, theo dõi chặt chẽ chế độ dinh dưỡng nên vườn dưa của anh Hiếu phát triển khá tốt. Chỉ sau hơn 90 ngày trồng, dưa cho thu hoạch  3-3,5 tấn/hơn 1.000m2, trọng lượng 1,5-2kg/trái.

Với 2 nhà màng, anh trồng một nhà, còn một nhà luân phiên ươm cây giống, chứa vật tư, giá thể...

Sản phẩm  bán cho thương lái với giá bán sỉ 40.000 - 55.000 đồng/kg; bán lẻ 65.000-70.000 đồng/kg (tùy từng thời điểm). Trừ chi phí, gia đình anh thu lãi 80 - 100 triệu đồng.

 

ảnh-4-anh-dương-phú-hiếu-đang-hướng-dẫn-đoàn-tham-tới-tham-quan-trang-trại-dưa-lưới-của-mình.jpg
Anh Hiếu hướng dẫn đoàn tham quan trang trại dưa lưới của mình.

 

Mô hình hiệu quả

Theo anh Hiếu, việc trồng dưa lưới trong nhà màng có nhiều ưu điểm như: quản lý cây trồng tốt hơn, che mưa và ngăn côn trùng xâm nhập; giảm chi phí do ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo sản phẩm sạch và bảo vệ sức khỏe người trồng lẫn người tiêu dùng. Ngoài ra, việc sử dụng phương thức tưới nước nhỏ giọt theo công nghệ Israel còn cung cấp dinh dưỡng đến tận gốc gốc cây, đáp ứng tốt từng giai đoạn sinh trưởng của cây và không bị lãng phí nguồn nước tưới.

Tuy nhiên, việc trồng dưa lưới trong nhà màng cũng có những khó khăn nhất định. Đó là vốn đầu tư tương đối lớn, chỉ tính riêng chi phí đầu tư một nhà màng đã gần 450 triệu đồng (chưa nói tới việc ươm giống, mua vật tư, thay giá thể...). Ngoài ra,  trồng dưa lưới đòi hỏi chăm sóc phải tỉ mỉ, người trồng phải biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất mới có thể đem đến sự thành công.

Đến nay, sau gần một năm sản xuất dưa lưới, anh Hiếu đã có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và tìm kiếm được thị trường tiêu thụ. Theo anh Hiếu, mặc dù vốn đầu tư ban đầu tương đối cao nhưng bù lại, mô hình cho thu nhập cao và ổn định. Mặt khác, thời gian sinh trưởng của cây dưa lưới tương đối ngắn, có thể canh tác 3 vụ/năm, nên khả năng thu hồi vốn đầu tư  nhanh.

Theo ông Nguyễn Dũng, Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tây Hòa, mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng của anh Hiếu giúp người dân địa phương tiếp cận khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, tạo ra sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng.  Không chỉ làm giàu cho bản thân,  anh Hiếu còn tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương tham gia các công việc như: thụ phấn, buộc dây leo, thay giá thể… với mức thu nhập gần 4 triệu đồng/tháng. 

Hiện nay, dưa lưới được thị trường ưa chuộng nên đầu ra khá ổn định, có thể nhân rộng trong thời gian tới.

 

 

Trần Nguyễn Lâm Viên
Ý kiến bạn đọc
  • Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Sử dụng phân bón chưa hợp lý và chưa hiệu quả đang là vấn đề lớn trong sản xuất nông nghiệp, dẫn đến thu nhập hạn chế và hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng thấp. Vậy làm thế nào để sử dụng phân bón đúng nhưng vẫn đảm bảo được năng suất, không làm ảnh hưởng đến lợi ích của người nông dân?

  • Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    UBND xã Tê Xăng (huyện Tu Mơ Rông) vừa phối hợp với người dân làng tái định cư Tu Thó tổ chức trồng 4.000 cây hoa hồng Bulgaria trên diện tích 5.000m2.

  • Đồng Tháp trang bị 1.580 trạm bơm phục vụ sản xuất lúa hè thu

    Đồng Tháp trang bị 1.580 trạm bơm phục vụ sản xuất lúa hè thu

    Theo Sở NN-PTNT Đồng Tháp, tỉnh đã đưa cơ giới hóa vào tưới tiêu cho lúa với gần 1.580 trạm bơm điện, trạm bơm dầu và 8.481 hệ thống bơm tưới nhằm đáp ứng tốt nhất cho vụ hè thu trước diễn biến phức tạp của thời tiết, nhất là nắng nóng kéo dài như hiện nay.

Top