Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bình Phước vừa tổ chức hội thảo “Vai trò của khuyến nông trong liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp” nhằm tìm ra hướng đi mới, phù hợp của ngành khuyến nông trong việc xây dựng chuỗi liên kết giá trị, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị hàng nông sản, tăng thu nhập cho người nông dân”.
Theo đánh giá, thời gian qua, cán bộ khuyến nông Bình Phước đã thực hiện tương đối tốt vai trò, trách nhiệm của mình trong việc phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong tình hình mới, góp phần tích cực vào sự thành công của phong trào tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới của tỉnh, như: Phát triển nông nghiệp theo chuỗi liên kết giá trị, hình thành vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh; sản xuất theo hướng hữu cơ, sinh học bền vững bảo vệ môi trường; tập trung phát triển sản xuất đi sâu vào các cây trồng, vật nuôi chủ lực, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế của tỉnh, như: hồ tiêu, điều, ca cao, cao su, chăn nuôi heo, gà, trồng cây ăn trái; việc chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật cũng được quan tâm đúng mức; năng suất, chất lượng, giá trị hàng nông sản ngày một nâng cao; thu nhập, đời sống tinh thần của người nông dân tăng lên rõ rệt.
Tuy nhiên, hiện nay, việc hình thành chuỗi liên kết giá trị còn lỏng lẻo, chưa bền vững; việc liên kết 4 nhà (Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, doanh nghiệp) chưa được chặt chẽ; chưa có cơ chế, chính sách tốt để kêu gọi các nhà đầu tư vào phát triển nông nghiệp; quy mô sản xuất nhỏ lẻ; trình độ canh tác, điều kiện đầu tư của người nông dân chưa cao và chưa đồng bộ. Việc quản lý, kiểm soát chất lượng thị trường phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng - vật nuôi chưa đảm bảo, giá cả các mặt hàng nông nghiệp luôn sụt giảm, nhất là giá mủ cao su. Tình hình biến đổi khí hậu, hạn hán diễn biến phức tạp. Đặc biệt là trình độ, năng lực, kỹ năng của cán bộ khuyến nông các cấp ở một số địa phương chưa đảm bảo so với yêu cầu của tình hình mới.
Để công tác khuyến nông phát triển mạnh mẽ, đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp trong điều kiện hội nhập quốc tế, thời gian tới, ngành khuyến nông Bình Phước đã xây dựng phương hướng hoạt động mới với những giải pháp khắc phục khó khăn, tồn tại, chủ động tham mưu và hỗ trợ thành lập các hợp tác xã kiểu mới, là cầu nối tốt, hiệu quả trong liên kết 4 nhà, không ngừng nâng cao uy tín, năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng hoạt động khuyến nông. Mục đích cuối cùng là nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị hàng nông sản, hạ giá thành sản suất, tạo sức cạnh tranh trên thị trường, nâng cao thu nhập cho người nông dân, góp phần sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao, bền vững, bảo vệ môi trường.
Nguyễn Thị Hạnh
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.