Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 6 tháng 4 năm 2018 | 15:36

Kinh Môn (Hải Dương): Dân kêu trời vì môi trường ô nhiễm?!

Là huyện bán sơn địa có đồi núi xen kẽ đồng bằng, Kinh Môn nằm ở phía Đông  tỉnh Hải Dương. Đây cũng là vùng đất địa linh nhân kiệt, có phong cảnh thiên nhiên kỳ thú, có di tích lịch sử văn hóa đặc sắc.

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế, các khu công nghiệp, khu đô thị mọc lên đã khiến cảnh quan nơi đây thay đổi ít nhiều. Khói bụi, ô nhiễm, tiếng ồn là điều đầu tiên dân nơi đây nhắc tới…

a.jpg
Nhà máy Thành Công 3 được đặt sát khu dân cư nên ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.


Gần đây, Báo Kinh tế nông thôn nhận được nhiều phản ánh của người dân ở khu đô thị Thái Hà, xã Hiệp Sơn (Kinh Môn) về việc ô nhiễm không khí do xả khói bụi  của Nhà máy Thành Công 3 (Công ty CP SXVLXD Thành Công 3) và một số nhà máy khác trên địa bàn, khiến cuộc sống của bà con bị đảo lộn, họ phải sống trong cảnh cửa đóng then cài mỗi lần nhà máy hoạt động.

Mỗi khi nhà máy xả thải vào sáng sớm (4h30 - 5h) và buổi tối (20h) thì bầu không khí đậm đặc mùi khai. Người dân phản ánh tới chính quyền địa phương, tuy nhiên, chính quyền chỉ biết dựa trên hồ sơ quan trắc, theo hồ sơ nhà máy thì đều đạt chuẩn nên loay hoay chưa biết nên xử lý thế nào?!

Trao đổi về phản ánh của người dân trên địa bàn, ông Lê Văn Bí, Phó chủ tịch UBND huyện Kinh Môn, cho biết, huyện cũng rất kiên quyết trong việc xử lý những vi phạm về môi trường. Kinh Môn có khoảng 8 nhà máy xi măng. Trong đó 4 lò quay là theo công nghệ hiện đại, còn lại là lò đứng. Các nhà máy xi măng có công suất khoảng 11 triệu tấn; các nhà máy thép 1,6 triệu tấn. Đấy là thành sản phẩm. Kinh Môn có thế mạnh là khai thác mỏ và chế biến vật liệu xây dựng. Thực trạng là như thế. Việc khai thác, chế biến gây ô nhiễm môi trường là khó tránh khỏi.

Những năm gần đây đã có bài học trả giá về môi trường. Hiện tại, sẽ phải thắt chặt. Huyện đã có hẳn một chỉ thị 05 nhằm tăng cường công tác bảo vệ môi trường và xây dựng những đề án bảo vệ môi trường, bao gồm công nghiệp, nông nghiệp, nông thôn.

Thời gian vừa qua, sau khi nhận được những phản ánh của người dân, huyện đã dừng hoạt động của 3 nhà máy, yêu cầu tất cả các nhà máy xi măng lò đứng phải lắp hệ thống lọc bụi, công nghệ yêu cầu phải đạt tiêu chuẩn.

Nhà máy xi măng bắt buộc phải lắp 2 loại lọc, 1 là lọc tĩnh điện, 2 là túi lọc.  Trên địa bàn, các nhà máy xi măng lò đứng gần như ngừng hoạt động, chuẩn bị tháo dỡ.

Ông Bí khẳng định, trước hết là tiêu chuẩn khí thải, các nhà máy phải chấp hành nghiêm. Nước thải cũng phải được xử lý trước khi xả ra sông, đấy là những quy định bắt buộc.

Năm 2017, huyện đã rà soát lại và đề nghị với tỉnh về 21 doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm môi trường. Huyện cũng đã kiên quyết xử lý một loạt doanh nghiệp. Như Phúc Sơn  bị đình chỉ 6 tháng hoạt động, yêu cầu xử lý triệt để. Đà Nẵng cũng bị xử phạt, yêu cầu hoàn thành quy trình về môi trường. Hòa Phát thì bị yêu cầu hoàn thiện quan trắc tự động. 9 nhà máy khác, huyện đã mời tỉnh về đối thoại với các doanh nghiệp, để tìm giải pháp phù hợp. Theo yêu cầu của Thủ tướng, các nhà máy phải lắp hệ thống quan trắc tự động. Các đơn vị đến tháng 6 này phải hoàn thành. Tỉnh đã giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường giám sát.

Kinh Môn đóng ngân sách gần 3.000 tỷ đồng/năm, đứng thứ 2 sau TP. Hải Dương. Đó là thuế nội địa, chưa kể thuế nhà nước thu, thuế xuất - nhập khẩu… Theo quan điểm của tôi thì không thể đánh đổi môi trường lấy kinh tế… Chúng tôi đã và sẽ kiên quyết xử lý các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường. Vấn đề hiện nay là, thường xuyên kiểm tra, ngoài việc giám sát định kỳ hoạt động xả thải của các nhà máy.

Tuy nhiên, dân vẫn có ý kiến phản ánh Hòa Phát (Công ty cổ phần Thép Hòa Phát), Thành Công, Đà Nẵng (Công ty CP kinh doanh chế biến hàng xuất nhập khẩu Đà Nẵng) gây ô nhiễm, huyện sẽ tiếp tục xử lý. Trước hết phải tôn trọng căn cứ của các cơ quan chức năng, huyện chỉ quản lý hành chính. Công nghệ xử lý môi trường đạt hay không thì Sở Tài nguyên và Môi trường phải nắm rõ.

Nhà máy Thành Công 3 xả ra môi trường gây ô nhiễm, khiến dân bức xúc bởi khu đô thị nằm ngay sát nhà máy.

Dư luận nghi ngờ, việc Thành Công 3 liên tục xả thải có phải do bị mất điện? Theo người dân phản ánh, nhà máy này xả ít nhất mỗi lần 5 phút, có được coi là vi phạm? Câu trả lời xin dành cho các cơ quan chức năng  tỉnh Hải Dương.

 

 

Công Minh
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top