Bưởi da xanh là loại cây ăn trái có tính thích nghi rộng, rải vụ trong năm, có vị ngọt thanh (Brix > 11), con tép màu đỏ hồng vô cùng bắt mắt, giá bán khá cao, ổn định.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phát triển, năng suất, chất lượng của bưởi da xanh như: giống, khí hậu, sâu bệnh, môi trường, phân bón… Trong đó, phân bón là nguồn dinh dưỡng quan trọng quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm.
Đối với bưởi da xanh, trong cùng một thời điểm, trên cây có nhiều lứa trái khác nhau, vì vậy, việc cung cấp đầy đủ - cân đối từng nguyên tố dinh dưỡng và đúng giai đoạn sẽ giúp đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm và sự phát triển bền vững của vườn cây.
Lượng phân bón
Bưởi da xanh giai đoạn kinh doanh (6 năm tuổi) cần lượng phân bón (kg/cây/năm) như sau:
- Bón 20 - 30 kg phân hữu cơ vi sinh hoặc 40 - 60 kg phân chuồng hoai.
- Phân hóa học: urê 1,2 kg; lân super/ nung chảy 3 kg; KCl: 1,2 kg. Chia làm 6 lần (sau đó mỗi năm tăng 15-20% số lượng phân bón).
* Lần 1 - sau khi thu hoạch: Bón phân N-P-K theo tỉ lệ 3:2:1, gồm 0,25 kg urê + 0,50 kg lân super + 0,10 kg KCl, tương đương 0,65 kg NPK 18-12- 6.
* Lần 2 - trước khi ra hoa: Bón phân N-P-K theo tỉ lệ 2:4:3, gồm 0,17 kg urea + 1 kg lân super + 0,20 kg KCl.
* Lần 3 - sau đậu trái 1 tháng: Lúc này trái bưởi lớn chậm, bón phân theo tỉ lệ N:P:K là 2:2:1, gồm 0,25 kg urê + 0,70 kg lân super + 0,1 kg KCl, tương đương 0,7 kg phân N-P-K 16-16-8.
+ Lần 4 - sau khi đậu trái 2,5 tháng: Lúc này trái lớn nhanh, bón phân theo tỉ lệ N:P:K là 2:1:2, gồm 0,33 kg urê + 0,50 kg lân nung chảy + 0,25 kg KCl, tương đương 0,75 kg NPK 20-10-20
+ Lần 5 - sau đậu trái 4 tháng: Lúc này trái lớn nhanh và bắt đầu tích lũy chất khô, bón tỉ lệ N:P:K là 1,5:1:2, gồm 0,20 kg urê + 0,30 kg lân nung chảy + 0,25 kg KCl, tương đương 0,6 kg NPK 15-10-20.
+ Lần 6 - trước khi thu hoạch 1,5-2 tháng: bón 0,30 kg K2SO4 hoặc KCl để giúp trái tăng độ ngọt.
- Vôi xám dolomite: 1.000-1.500 kg/ha/năm.
- Hàng năm cần bổ sung từ 0,5 - 0,75 kg Nitrabor/cây để góp phần hạn chế nứt trái, cải thiện phẩm chất và thời gian tồn trữ sau thu hoạch.
Phương pháp bón phân
Bón phân theo hình chiếu dưới tán cây, cách gốc tối thiểu 0,5m hoặc bón trên mặt liếp trong vùng rễ cây hoạt động. Cần tưới đủ nước sau khi bón giúp cho phân tan thấm đều vào đất. Khi xới xáo tránh làm tổn thương đến hệ rễ. Cần che phủ mặt liếp bằng cỏ, tàu lá dừa để giữ ẩm và chống rửa trôi dinh dưỡng.
Ngoài việc áp dụng đúng quy trình bón phân, nhà vườn cần trồng cây đảm bảo mật độ từ 250- 270 cây/ha, quan tâm chăm sóc vườn cây như tỉa cành, tạo tán, áp dụng IPM vào quản lý dịch hại, nuôi thả kiến vàng, đê bao ngăn mặn, nhất là tăng cường bổ sung phân hữu cơ hàng năm để cải tạo đất, phát huy hiệu quả của phân vô cơ. Điều này tạo thuận lợi cho vườn cây sinh trưởng phát triển ổn định, bền vững, sản phẩm đạt chất lượng, an toàn, góp phần nâng cao thu nhập cho nhà vườn.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.