Nhờ cần cù lao động, chịu khó học hỏi, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, gia đình chị Huỳnh Phương Thúy, ở khu vực 3, P.Hưng Thạnh (Cái Răng, TP. Cần Thơ) đã thành công với mô hình trồng dưa hấu, thu nhập khoảng 600 triệu đồng/năm.
Giữa nắng trưa gay gắt, mồ hôi nhễ nhại, chị Thúy vẫn cùng với những chị em làm thuê miệt mài chăm chút từng luống dưa. Chị Thúy tỉ mỉ tỉa bớt nhánh rồi cố định vị trí bò cho dây dưa trên mặt luống...
Lau vội những giọt mồ hôi trên gương mặt sạm nắng, chị Thúy cho biết: “Nếu chịu khó chăm sóc từ thời điểm này, ruộng dưa sẽ phát triển tốt và chắc ăn thu hoạch khá”.
Mấy năm qua, gia đình chị Thúy được người dân khu vực khen ngợi vì tính cần cù, chí thú làm ăn. Hằng năm, ruộng dưa của gia đình chị đều cho năng suất cao, nhiều bà con trong vùng đến tham quan, học hỏi.
Theo chị Thúy, từ năm 2013 đến nay, gia đình chị thuê 13 công (1 công = 1.000m2) đất để trồng dưa hấu. “Ban đầu do chưa nắm bắt kỹ thuật trồng nên năng suất không cao. Một công dưa chỉ thu nhập khoảng 5-7 triệu đồng, chủ yếu là lấy công làm lời”, chị kể.
Để trồng dưa hiệu quả, chị Thúy không ngại khó tìm chuyên gia trồng dưa ở khu vực lân cận để học hỏi; đồng thời tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật để ứng dụng trên ruộng dưa của mình. Nhắc đến kỹ thuật trồng dưa, chị Thúy cho biết: “Muốn cho trái to, tròn đều thì 1 dây dưa chỉ để 1 trái. Đồng thời, chọn trái có cuống to, dài, bầu noãn to, tròn đầy, không sâu bệnh và lớn nhanh sau khi thụ phấn”.
Nhờ nắm bắt được kỹ thuật chăm sóc, ruộng dưa của gia đình chị Thúy luôn đạt năng suất 3 - 4 tấn/công. Chị phấn khởi nói: “Mới đây, trong tháng 9 âm lịch, gia đình thu hoạch 13 công dưa và bán được giá 7.000 đồng/kg. Trừ chi phí, 1 công dưa còn lời trên 10 triệu đồng”.
Với 13 công đất, gia đình chị Thúy có thể trồng 3 vụ dưa/ năm. Hiện tại, gia đình chị đang trồng khoảng 6 công dưa để bán trước và trong dịp Tết Nguyên đán. “Mấy năm gần đây, trước Tết Nguyên đán khoảng 10 ngày là dưa hấu bán được giá cao. Còn vào dịp Tết, dưa hấu bị dội chợ, giá bán không cao. Do đó, năm nay tôi trồng gần 4 công dưa hấu bán vào dịp trước Tết và 2 công còn lại bán trong dịp Tết Nguyên đán 2019”, chị Thúy chia sẻ kinh nghiệm.
Ông Nguyễn Trí Thừa, Phó chủ tịch Hội Nông dân phường Hưng Thạnh, cho biết: “Mô hình chuyên canh dưa hấu của gia đình chị Thúy mang lại thu nhập khá cao so với các mô hình trồng màu khác trên địa bàn. Hiện tại, diện tích trồng màu trên địa bàn phường bị thu hẹp do một phần đất nằm trong quy hoạch và các dự án đang triển khai thực hiện. Những năm qua, phường liên hệ với các chủ đầu tư của các dự án bị bỏ hoang trên địa bàn phường để nông dân khai thác trồng dưa hấu. Ngoài ra, phường còn phối hợp với các ngành tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa hấu để giúp bà con sản xuất đạt hiệu quả cao và thu nhập ổn định”.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.