Những năm qua, ngành nông nghiệp đã có nhiều đột phá để phát triển và có những bước tiến vượt bậc trên các lĩnh vực, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Là cơ quan ngôn luận của Hội Làm vườn Việt Nam, Tạp chí Kinh tế nông thôn luôn khẳng định được vai trò trong phản ánh nhịp thở của kinh tế nông nghiệp nói chung và kinh tế VAC nói riêng.
Nhân kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, phóng viên có cuộc trò chuyện về Tạp chí, khó khăn, thuận lợi của những người làm nông nghiệp.
PGS.TS Mai Thành Phụng, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam:
Bài báo đã thể hiện được hơi thở của cuộc sống
Tạp chí Kinh tế nông thôn dày 28 trang, khổ giấy vừa phải, gồm các chuyên mục chủ yếu như Sự kiện - Bình luận, Lý luận - Thực tiễn, VACVINA và Khởi nghiệp từ kinh tế VAC, Thị trường, Kinh tế - Phát triển, Văn hoá - Xã hội, Bất động sản, Khuyến nông - công - ngư - VAC… Chúng tôi nhận thấy, những chuyên mục này đã bao hàm tất cả sự phát triển của kinh tế VAC của Việt Nam, từ lý luận đến thực tiễn, cho tới các vấn đề về đời sống, sản xuất của nông dân, tuổi trẻ khởi nghiệp…
Những bài báo của các nhà báo, phóng viên đã phản ánh được nhịp thở trong đời sống kinh tế - xã hội của nông thôn Việt Nam. Tôi đánh giá rất cao Tạp chí in Kinh tế nông thôn đã mang đến các tin tức, sự kiện, gương điển hình, thực tiễn, lý luận của kinh tế VAC, của nông thôn Việt Nam, để qua đó các nhà quản lý, nhà khoa học, các doanh nghiệp, người dân có thể tìm thấy những thông tin cần thiết để giúp kinh tế VAC phát triển.
Tuy nhiên, các bài viết cần bám sát vào những đề tài mới hơn của nhịp thở của nông nghiệp Việt Nam như các vấn đề về nông nghiệp hữu cơ, việc chuyển đổi số trong nông nghiệp..., để người dân có thể áp dụng được từ quy mô nhỏ, quy mô gia đình đến quy mô trang trại lớn.
Mặt khác, các bài viết cần thể hiện các vấn đề về chuỗi liên kết trong khâu sản xuất và tiêu thụ, điều mà người dân mong mỏi là làm sao sản xuất ra phải tiêu thụ được. Phải giải quyết được bài toán sản xuất và tiêu thụ hiện nay như thế nào, việc tiêu thụ hiện nay tại thị trường nội địa cũng như thị trường khó tính, những giải pháp để tháo gỡ những nút thắt trong vấn đề này.
PGS.TS Mai Thành Phụng dẫn lời của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan: “Cách làm kinh tế nông nghiệp của chúng ta vẫn “mù mờ” đầu cung và cầu, không đi vào quỹ đạo, đôi khi giống như đi buôn chuyến nhiều hơn là hợp tác bài bản, kết nối cung - cầu. Ở các địa phương, hoạt động nuôi trồng hầu hết là thả nổi người nông dân tự làm. Hầu hết địa phương cũng chỉ biết trồng bao nhiêu hecta, các câu chuyện cụ thể hơn về mùa vụ sản lượng chất lượng, thị trường còn chưa chắc chắn. Tư duy sản xuất nông nghiệp mới chú ý tạo ra sản lượng, chưa có tư duy kinh tế, tìm kiếm thị trường, vênh nhau giữa sản xuất và thị trường”.
Đánh giá về hiệu quả công tác tuyên truyền đến các cấp của Hội, Tạp chí Kinh tế nông thôn đã làm tốt các công tác tư vấn về chính sách, pháp luật liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn, kinh tế VAC, định hướng thị trường. Vai trò của nhà báo đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp nói chung, kinh tế VAC nói riêng phát triển mạnh mẽ, bền vững.
Ông Nguyễn Minh Hải, Chủ tịch Hội Làm vườn TP. Hồ Chí Minh:
Tuyên truyền, định hướng tốt chuyển đổi số trong nông nghiệp
Tạp chí Kinh tế nông thôn đã thể hiện rất tốt vài trò trong việc tuyên truyền, định hướng chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp trong thời kỳ 4.0.
Tại TP. Hồ Chí Minh, trong 6 tháng cuối năm 2021 và những nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2022 là xây dựng nông thôn mới, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo chương trình nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất sản phẩm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cùng với chủ trương chung của thành phố, Tạp chí Kinh tế nông thôn đã giúp lan toả thông tin mạnh mẽ để giúp phát triển mạnh nông nghiệp công nghệ cao và liên kết chuỗi sản xuất bước đầu đã mang lại những hiệu quả tích cực. Nhờ đó, thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp được mở rộng, nhất là các sản phẩm có giá trị và chất lượng cao từ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Năng suất lao động khu vực nông nghiệp tăng cao.
Đặc biệt, với trên 2.700 hội viên hiện nay là nông dân, là chủ các Trang trại, gia trại, doanh nghiệp nông nghiệp... có mặt ở hầu khắp các xã, phường có SX nông ngiệp, phần lớn có tâm huyết, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong chuyển dịch cơ cấu, phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tham gia xây dựng nông thôn mới... góp phần xây dựng và phát triển Thành hội ngày càng vững mạnh.
Anh Nguyễn Hữu Quốc ở xã Lộc An (Long Thành - Đồng Nai):
Học hỏi kinh nghiệm làm vườn qua báo chí
Dưới góc nhìn của người làm kinh tế vườn, tôi đã thành công nhờ học hỏi kinh nghiệm làm vườn, những mô hình hay, gương làm kinh tế giỏi trên Tạp chí Kinh tế nông thôn.
Bằng việc xây dựng mô hình trồng rau sạch, với diện tích khoảng 1,7 sào đất, trước đây gia đình trồng các loại rau xanh nhưng thu nhập không ổn định, chủ yếu là bỏ công làm lời. Khi học hỏi được chủ trương trồng rau theo hướng ứng dụng công nghệ cao, gia đình đã đăng ký và được chính quyền địa phương hỗ trợ kinh phí làm nhà lồng trên tổng diện tích hiện có.
Bằng việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật từ khâu chọn giống rau, chăm sóc, tưới tiêu, đến nay, việc chuyên trồng và cung cấp các loại rau sạch của gia đình đã trở thành “thương hiệu” và dần được nhiều tiểu thương biết đến, gọi với cái tên vui vui là Quốc “rau sạch”. Mặc dù là rau sạch nhưng tôi chỉ bán bằng giá rau ngoài thị trường.
Do tuân thủ nghiêm túc các quy trình làm rau sạch nên ngoài việc cung cấp cho hệ thống siêu thị tại địa phương, các bếp ăn trong các khu công nghiệp tại huyện Long Thành, lượng rau còn lại đều được các tiểu thương vào tận vườn mua. Bình quân mỗi ngày, vườn rau của tôi cung cấp trên dưới 1 tạ rau các loại, mang lại nguồn thu hơn 1 triệu đồng. Trừ chi phí, bình quân gia đình có thu nhập ổn định trên 30 triệu đồng/tháng.
Anh Nguyễn Đình Quyết, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư Nông nghiệp Công nghệ quốc tế DDP:
Báo chí truyền tải nhiều thông tin bổ ích
Ở góc độ doanh nghiệp, tôi thấy, báo chí là kênh chính quảng bá thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp. Có thể nói, một khối lượng thông tin khổng lồ được cập nhật trên truyền hình, báo giấy, báo điện tử, đài phát thanh nói chung và Tạp chí Kinh tế nông thôn nói riêng đã thể hiện sự làm việc “khủng” của phóng viên, nhà báo trong việc tạo cầu nối giúp doanh nghiệp chuyển tải thông tin, giới thiệu sản phẩm đến bạn đọc, xây dựng thương hiệu một cách hữu hiệu nhất.
Bên cạnh những vấn đề chính trị, xã hội, giáo dục, mảng kinh tế nông nghiệp luôn là nguồn tin nóng bỏng trên mọi trang báo. Trong bối cảnh hiện nay, thương hiệu đang được xem như nguồn tài sản vô hình to lớn của doanh nghiệp, nhất là đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Tôi thấy Kinh tế nông thôn, cơ quan báo chí hoạt động chuyên sâu về mảng nông nghiệp đang phát huy hiệu quả sâu rộng khi nguồn thông tin được lan toả nhanh và đáng tin cậy.
Với những đóng góp giúp nâng cao vị thế doanh nghiệp, hình ảnh của doanh nhân trên thương trường và trong xã hội, báo chí thực sự là người bạn đồng hành của doanh nghiệp, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, cổ vũ sự sáng tạo, phê phán những trở ngại, “rào chắn” đối với quá trình sản xuất, kinh doanh.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.