Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa tổ chức tập huấn hướng dẫn quy định mới của nước nhập khẩu về yêu cầu vùng trồng và cơ sở đóng gói xuất khẩu sầu riêng đông lạnh và bưởi cho đại diện các chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật các tỉnh phía Nam, các vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng đông lạnh và bưởi.
Ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) đã làm thay đổi diện mạo ngành nông nghiệp Việt Nam. Những tiến bộ và triển vọng về phát triển, ứng dụng CNSH trong nông nghiệp vừa là công cụ tạo giống cây trồng, vật nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu, tạo ra số lượng giống lớn đồng đều về chất lượng, vừa giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường, được kỳ vọng là yếu tố nền móng cho sự phát triển ngành nông nghiệp xanh, bền vững.
Tạo ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng, bảo đảm tiêu chuẩn, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của thị trường và người tiêu dùng, thời gian qua, ngành Nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa và các địa phương trong tỉnh đã tích cực phát triển, duy trì nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ an toàn, theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, tạo ra sản phẩm bảo đảm an toàn thực phẩm.
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc đưa mặt hàng phân bón sang diện chịu thuế giá trị gia tăng không những làm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nội địa so với hàng nhập khẩu, đem lại lợi ích cho người nông dân, mà còn tạo động lực, cơ hội đổi mới công nghệ sản xuất phân bón cho các doanh nghiệp, giúp ngành phân bón phát triển bền vững.
Tỉnh Trà Vinh là địa phương có diện tích trồng dừa đứng thứ 2 cả nước chỉ sau Bến Tre. Nhằm nâng cao chuỗi giá trị cây dừa, Trà Vinh đang khuyến khích nông dân mở rộng diện tích theo hướng hữu cơ; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến và liên kết với doanh nghiệp để tạo ra các sản phẩm phục vụ thị trường trong nước và đáp ứng điều kiện xuất khẩu.