Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 26 tháng 10 năm 2024  
Thứ tư, ngày 23 tháng 10 năm 2024 | 15:11

Quảng Ngãi mở rộng sản xuất, thị trường, hướng đến xuất khẩu nông sản

Những năm qua, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo, tổ chức triển khai toàn diện, đồng bộ nhiều giải pháp trong trong sản xuất, tiêu thụ nông sản, nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu.

Trong những năm qua, nhận thức của nông dân, cơ sở sản xuất (SX), kinh doanh (KD) nông sản ngày càng cao trong việc sử dụng giống tốt và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong SX, sơ chế, chế biến và tiêu thụ, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng - vật nuôi, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng, có giá trị gia tăng cao và được người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến.

Nông sản, sản phẩm OCOP của các địa phương trong tỉnh Quảng Ngãi ngày càng được khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng.

Nông sản, sản phẩm OCOP của các địa phương trong tỉnh Quảng Ngãi ngày càng được khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng.  

Người SX, KD trong tỉnh dần nắm bắt được chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước quy định trong SX, KD, chấp hành tốt các quy định pháp luật trong SX, chế biến thực phẩm như tuân thủ các yêu cầu về lịch thời vụ, kiểm dịch bệnh, bố trí nơi SX hợp lý, sử dụng hóa chất, phụ gia nằm trong danh mục được phép sử dụng, chú trọng công tác vệ sinh trong SX và KD.

Giá trị SX nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2024 ước đạt 19.539,1 tỷ đồng, trong đó, nông nghiệp 9.834,5 tỷ đồng, lâm nghiệp 2.228,3 tỷ đồng, thủy sản 7.476,3 tỷ đồng. So với kế hoạch cả năm, giá trị sản xuất toàn ngành đạt 100,5%; so với  năm 2023, giá trị sản xuất toàn ngành tăng 3,5%, trong đó nông nghiệp tăng 3,9%, lâm nghiệp tăng 3,3%, thủy sản tăng 3%.

Mở rộng SX, mở rộng thị trường, hướng đến xuất khẩu

Ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi đã hỗ trợ doanh nghiệp (DN) đầu tư trang thiết bị máy móc, áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt gắn với quản lý chất lượng tiên tiến, truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông, lâm sản và thủy sản, nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu.

Trong 2 năm (2023 - 2024), ngành nông nghiệp Quảng Ngãi đã đầu tư hỗ trự công nghệ, thiết bị vào sản xuất để giúp các DN, HTX mở rộng qui mô SX, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Trong 2 năm (2023 - 2024), ngành nông nghiệp Quảng Ngãi đã đầu tư hỗ trự công nghệ, thiết bị vào SX để giúp các DN, HTX mở rộng quy mô SX, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Trong 2 năm (2023 - 2024), Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản đã hỗ trợ các HTX, DN triển khai thực hiện 4 dự án, kế hoạch SX liên kết theo chuỗi giá trị đối với các sản phẩm nước mắm, muối, nấm và các sản phẩm từ nấm với tổng kinh phí hơn 10,33 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước 1,53 tỷ đồng. Cụ thể, HTX SX&KD nấm Đức Nhuận (Mộ Đức); Công ty TNHH MTV SX TM và DV Mười Quý (Bình Sơn); Công ty TNHH Muối Phong Phú (Mộ Đức); Công ty TNHH MTV Nấm dược liệu Ninh Trương (Sơn Tịnh)...

Nhờ đó, các DN có điều kiện đầu tư đổi mới công nghệ theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn và giá bán sản phẩm tương ứng với chất lượng của công nghệ, góp phần gia tăng giá trị và chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP).

Anh Lê Giang Phong, Giám đốc HTX SX&KD nấm Đức Nhuận cho biết, song song với việc kết nối xây dựng các chuỗi cung ứng, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản tỉnh còn đồng hành cùng HTX trong việc tư vấn, hỗ trợ đầu tư trang thiết bị nhằm mở rộng quy mô SX, đa dạng hóa chủng loại cũng như gia tăng hàm lượng chế biến sản phẩm từ nấm. Qua đó, góp phần đảm bảo nguồn nguyên liệu được cung ứng liên tục và ổn định về sản lượng, chất lượng cũng như ATTP, góp phần nâng cao hiệu quả SX, nâng cao giá trị và tính cạnh tranh của sản phẩm.

Truy xuất nguồn gốc là “chìa khóa”, tạo niềm tin với người tiêu dùng, cũng là tiêu chí bắt buộc mà DN cần phải có khi tham gia vào thị trường xuất khẩu. Vì vậy, cùng với việc hình thành các chuỗi cung ứng thực phẩm nông, thủy sản an toàn, ngành Nông nghiệp tỉnh tập trung hỗ trợ nông dân, DN, địa phương đầu tư trang thiết bị, áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt, nông nghiệp hữu cơ, chương trình quản lý chất lượng tiên tiến, truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông, lâm sản và thủy sản theo yêu cầu của thị trường xuất khẩu. Xây dựng chuỗi liên kết SX đảm bảo ATTP nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, bảo đảm tiêu thụ ổn định và bền vững, nhất là với các mặt hàng nông, thủy sản xuất khẩu chủ lực.

Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu, phát triển nông nghiệp toàn diện

Ông Hồ Trọng Phương, Giám đốc Sở NN& PTNT Quảng Ngãi, cho biết: Trong thời gian đến, ngành tập trung vào triển khai thực hiện thành công Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 với các nội dung chủ yếu: Đưa cơ giới hóa vào SX; áp dụng quy trình thực hành SX tiên tiến; đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại trong bảo quản, chế biến sau thu hoạch, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa và không ngừng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Công ty TNHH MTV Chế biến thực phẩm Tân Lập (Bình Sơn) ứng dụng công nghệ, thiết bị vào SX giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng, đảm bảo ATTP.

Công ty TNHH MTV Chế biến thực phẩm Tân Lập (Bình Sơn) ứng dụng công nghệ, thiết bị vào SX giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng, đảm bảo ATTP.

Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới phù hợp với chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích các doanh nghiệp liên kết, SX theo chuỗi giá trị, nhân rộng mô hình liên kết 4 nhà phát triển sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực của tỉnh tạo bước chuyển toàn diện về phát triển nông nghiệp.

Đẩy mạnh chuyển giao và ứng dụng khoa học (KH), công nghệ (CN), nhất là công tác giống, CN sinh học; quan tâm đào tạo, thu hút nguồn nhân lực, tạo đột phá để hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp hóa nông thôn; đổi mới cơ chế chính sách về KHCN, tạo điều kiện thuận lợi để huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, chuyển giao KHCN, tăng cường vai trò của doanh nghiệp trong chuyển giao, ứng dụng KHCN trong SX nông nghiệp.

Mở rộng hợp tác nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng KH&CN với bên ngoài; tranh thủ sự hỗ trợ của các Bộ, ngành Trung ương, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh; thiết lập các kênh hợp tác phát triển KH&CN, tạo điều kiện để các tổ chức, doanh nghiệp KH&CN trong tỉnh thực hiện hợp tác quốc tế về KH&CN, trao đổi thông tin, cử cán bộ khoa học tham gia đào tạo, nghiên cứu tại nước ngoài, nhất là trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao.

Huy động xã hội hóa các nguồn lực, thúc đẩy hợp tác công tư trong SX nông nghiệp; phát triển chuỗi giá trị ngành hàng theo hình thức Nhà nước hướng dẫn và hỗ trợ cung ứng các dịch vụ công, các doanh nghiệp tổ chức SX nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng sản phẩm. Tận dụng các nguồn kinh phí thực hiện hỗ trợ xây dựng, hoàn thiện và phát triển các chuỗi liên kết SX, chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, phát triển thị trường tiêu thụ nông sản.

Hỗ trợ các cơ sở xây dựng thương hiệu địa phương nhằm tạo dựng hình ảnh và uy tín cho nông sản Quảng Ngãi trên thị trường qua các hình thức như hỗ trợ về bao bì, nhãn mác và hoạt động xúc tiến thương mại cho sản phẩm. Kết nối người dân với doanh nghiệp thu gom, phân phối, sơ chế, chế biến, giúp nông sản nhanh chóng và dễ dàng tiếp cận người tiêu dùng, đảm bảo nông sản luôn tươi ngon, kéo dài thời gian bảo quản mà vẫn giữ được hương vị đặt trưng và tạo ra được giá trị gia tăng. Tăng cường thông tin, phân tích, dự báo thị trường để hiểu rõ nhu cầu và xu hướng để điều chỉnh hoạt động SX phù hợp.

Thực hiện có hiệu quả Quyết định số 174/QĐ-TTg ngày 05/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đến năm 2030 và các văn bản liên quan, tập trung nguồn lực để triển khai thực hiện Kế hoạch số 61/KH-UBND ngày 04/4/2022 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc thực hiện Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, chú trọng xây dựng một số chính sách đặc thù phù hợp với điều kiện hoàn cảnh riêng của tỉnh, trong đó chú trọng chính sách về khuyến khích phát triển chế biến nông, lâm, thủy sản xuất khẩu gắn với đầu tư phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản xuất khẩu, góp phần tăng nhanh giá trị hàng hóa của tỉnh.

 

Hải Yến
Ý kiến bạn đọc
  • Nâng mức cho vay phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

    Nâng mức cho vay phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

    Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới, các bộ, ngành, cơ quan, địa phương liên quan, Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn mới.

  • Quyết tâm đưa nhanh nguồn vốn chính sách về với bà con vùng bị ảnh hưởng mưa lũ ở Yên Bái

    Quyết tâm đưa nhanh nguồn vốn chính sách về với bà con vùng bị ảnh hưởng mưa lũ ở Yên Bái

    Quyết tâm đưa nhanh nguồn vốn chính sách về với bà còn vùng bị ảnh hưởng mưa lũ, hỗ trợ tích cực, hiệu quả cho khách hàng bị thiệt hại do thiên tai sớm khôi phục sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống là mục tiêu hàng đầu của lãnh đạo tỉnh Yên Bái.

  • Ấm lòng cán bộ Sen hồng

    Ấm lòng cán bộ Sen hồng

    Những ngày qua, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi), các tỉnh, thành phố phía Bắc bị thiệt hại nặng nề. Với tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, cán bộ, đoàn viên Công đoàn và người lao động NHCSXH đã và đang dốc lòng, dồn sức cùng chung tay khắc phục hậu quả của bão lũ, chia sẻ, ủng hộ Nhân dân vùng bị thiệt hại do bão lũ gây ra.

Top