Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 16 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 17 tháng 11 năm 2017 | 2:16

Kinh tế vườn hộ ở Bảo Lâm: Cần phân loại để đầu tư

Mặc dù tạo ra phần lớn giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp nhưng thu nhập từ vườn hộ ở Bảo Lâm (Lâm Đồng) đang có sự cách biệt khá xa giữa các mức giàu, khá và nghèo, nên cần những giải pháp phân loại để đầu tư cho phù hợp.

Hộ giàu ở Bảo Lâm phấn đấu đạt thu nhập bình quân hơn 550 triệu đồng/năm vào năm 2020.

Chiếm 90% giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp

Theo đánh giá của Huyện ủy Bảo Lâm, với tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp hơn 58.000ha, 26.000 hộ gia đình trên địa bàn tập trung thâm canh 2 cây chủ lực là  chè và cà phê, bên cạnh các loại cây tiềm năng như dâu tằm, rau, hoa, sầu riêng, bơ, mít, chuối… tạo ra 90% giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp địa phương. Đặt trong tổng cơ cấu giá trị sản xuất toàn huyện Bảo Lâm thì giá trị kinh tế hộ gia đình chiếm 44,3%.

“Ở huyện Bảo Lâm, người dân tộc bản địa sinh sống theo dòng họ, buôn làng và thường cách biệt với khu vực sản xuất; người Kinh và các dân tộc khác di cư tới định cư theo khu vực sản xuất hoặc phân tán dọc đường giao thông. Khái niệm vườn được hiểu là vườn tại khu dân cư và vườn tại các khu sản xuất của người dân đều tạo ra sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi. Vì vậy, phát triển kinh tế vườn - hộ ở Bảo Lâm là phát triển kinh tế hộ gia đình…”, (Báo cáo của  Huyện ủy Bảo Lâm).

Từ cuối những năm 1990, huyện Bảo Lâm đã xây dựng nhiều mô hình kinh tế vườn-hộ để tổng kết, rút kinh nghiệm và nhân rộng. Trong đó, hiện vẫn đang tiếp tục phổ biến rộng rãi cho nông dân địa phương mô hình phát triển vườn hộ bền vững tại thôn 4, xã Lộc Phú với 70 hộ/32,3ha. Đến nay, qua khảo sát theo kinh nghiệm, trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mức thu nhập, Huyện ủy Bảo Lâm đã phân loại 4 nhóm kinh tế vườn hộ là hộ giàu (4,6%), hộ khá (20,8%), hộ trung bình ( 49,4%) và hộ hạn chế về tiềm lực (25,2%).

Từng nhóm hộ chuyển đổi vật nuôi, cây trồng

Tuy nhiên, kinh tế hộ gia đình ở Bảo Lâm cũng bộc lộ nhiều hạn chế. Đó là phân tán, nhỏ lẻ, thiếu liên kết, nguồn lực đầu tư của Nhà nước còn ít, vì vậy, Huyện ủy Bảo Lâm đã định hướng những giải pháp cụ thể, đồng bộ nhằm áp dụng hiệu quả trên từng nhóm kinh tế vườn - hộ nói trên.

Để hiện thực hóa các mục tiêu phát triển kinh tế vườn hộ đến năm 2020, mỗi xã trên địa bàn huyện Bảo Lâm phải xây dựng từ 2- 4 mô hình trồng trọt, chăn nuôi phù hợp với từng nhóm hộ kinh tế vườn. Đối với nhóm hộ giàu tập trung ứng dụng trên 70% tiêu chí sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, chủ động 100% nước tưới cho cây trồng và phục vụ cho chăn nuôi lớn theo quy mô trang trại. Nhóm hộ khá tiếp tục chuyển đổi 100% diện tích cây trồng giống mới có năng suất và chất lượng cao. Tỷ lệ này đối với nhóm hộ trung bình là 80%, trong đó bố trí những diện tích bước đầu sản xuất theo hướng hữu cơ, VietGAP.

Đặc biệt, nhóm hộ hạn chế về tiềm lực cần được hỗ trợ vốn đầu tư máy móc, thiết bị tưới tiêu cho ít nhất 50% diện tích cây trồng, đồng thời tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, hội thảo trình diễn mô hình. Riêng những hộ thiếu đất sản xuất cần tận dụng trồng xen các loại cây lương thực, rau màu, cỏ chăn nuôi trong thời gian đầu tư xây dựng cơ bản các loại cây trồng chủ lực; tận dụng phế phẩm nông nghiệp để phát triển chăn nuôi quy mô vườn- hộ như trâu, bò, dê, gia cầm…

Mục tiêu cụ thể đến năm 2020, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của kinh tế hộ ở Bảo Lâm đạt tiêu chuẩn VietGAP trên 30% (nhóm hộ giàu),  20% (nhóm hộ khá) và 10% (nhóm hộ trung bình). Riêng nhóm hộ hạn chế về tiềm lực phải tạo điều kiện tiếp cận sản xuất ứng dụng công nghệ cao theo tiêu chuẩn VietGAP, gắn với xây dựng các mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác liên kết sản xuất theo chuỗi sản phẩm hợp đồng tiêu thụ ổn định. Phấn đấu thu nhập bình quân của  4 nhóm hộ từ thấp đến cao lần lượt là 120 triệu đồng, 120- 300 triệu đồng, 300- 550 triệu đồng và hơn 550 triệu đồng/hộ/năm.

Khi đạt các mức thu nhập kinh tế vườn vừa nêu đến năm 2020, tỷ lệ hộ hạn chế về tiềm lực giảm xuống còn 18%; nâng số hộ trung bình lên 53%; số hộ khá lên 22% và số hộ giàu tăng lên 7%. Từ đó nâng thu nhập bình quân trên một đơn vị diện tích canh tác ở Bảo Lâm đạt 145 triệu đồng/ha/năm vào năm 2020 và 175 triệu đồng/ha/năm vào năm 2025.

Văn Việt

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Đồng Hỷ phát triển vùng cây ăn quả chủ lực

    Đồng Hỷ phát triển vùng cây ăn quả chủ lực

    Để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế về đất đai, những năm qua, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) đã khuyến khích nhân dân tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, từng bước hình thành các vùng trồng cây ăn quả tập trung chất lượng cao.

  • TBT132 - giống lúa thế hệ mới

    TBT132 - giống lúa thế hệ mới

    TBT132 là giống lúa được người sản xuất bún, bánh ở miền Trung rất chuộng. Theo tính toán, 1 kg gạo TBT132 sẽ làm ra hơn 3kg bún tươi, nhiều hơn so với các loại gạo khác từ 10 - 15%.

  • Huyện Diễn Châu triển khai sản xuất gần 10.000ha vụ hè thu

    Huyện Diễn Châu triển khai sản xuất gần 10.000ha vụ hè thu

    Vụ hè thu, huyện Diễn Châu (Nghệ An) gieo trồng 9.840ha, chủ lực là cây lúa với 6.411ha, 1.700ha vừng, 500ha rau màu, 400ha dưa và 670ha ngô, đậu đỗ...

  • Nuôi hươu lấy nhung hiệu quả ở Quế Thuận

    Nuôi hươu lấy nhung hiệu quả ở Quế Thuận

    Anh Đinh Đức Phú, xã Quế Thuận, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam đang có những hướng đi đầy triển vọng khi mạnh dạn đầu tư một đàn hươu rừng thuần chủng từ Lào về quê nuôi lấy nhung.

  • Nông dân 8X mở hướng phát triển kinh tế từ chim bồ câu

    Nông dân 8X mở hướng phát triển kinh tế từ chim bồ câu

    Dịch tả lợn châu Phi bùng phát đã “quét sạch” trang trại lợn, gia đình anh Nguyễn Sỹ Điều chuyển hướng đưa giống chim bồ câu Pháp vào chăn nuôi.

  • Làm giàu từ nông nghiệp công nghệ cao

    Làm giàu từ nông nghiệp công nghệ cao

    Đam mê nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC), cung cấp nguồn thực phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng, anh Trần Văn Quý ở xã Thuận Minh (Thọ Xuân - Thanh Hóa) đã tiên phong ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, làm giàu trên đồng đất quê hương.

Top