Thanh tra Chỉnh phủ đã có cuộc đối thoại trực tiếp với ông Nguyễn Thanh Sơn và hứa sẽ xem xét, kiểm tra thực tế tại địa phương để làm sáng tỏ thêm 02 vấn đề mà Bộ TN&MT đã phúc đáp hướng dẫn cho UBND tỉnh Phú Yên.
>> Kỳ I: Khởi đầu câu chuyện oan ức
>> Kỳ II : “Cuộc dấn thân” đi tìm công lý của cựu Bí thư Huyện ủy
>> Kỳ III: Trả lời rõ ràng của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Vợ chồng ông Nguyễn Thanh Sơn và bà Nguyễn Thị Ngọc Hóa là nguyên đơn trong vụ án hành chính số 63/2018/TLST-HC ngày 09/10/2018 với bị đơn là UBND tỉnh Phú Yên và UBND huyện Sông Hinh có “Đơn đề nghị rút đơn khởi kiện” đến Tòa Hành chính – TAND tỉnh Phú Yên vào ngày 03/01/2020; Và, bà Nguyễn Thị Linh Giang là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính số 63 này, cũng có “Đơn đề nghị rút đơn khởi kiện” đến Tòa Hành chính – TAND tỉnh Phú Yên vào ngày 04/01/2020. Lý do của việc rút đơn nêu rõ: “Vì tôi và gia tình tôi đã quá mệt mỏi với UBND tỉnh, UBND huyện Sông Hinh không có tinh thần hợp tác, hòa giải, cố tình dây dưa kéo dài thời gian gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và công việc của gia đình chúng tôi”.
Chấp nhận đề nghị rút đơn khởi kiện, ngày 08/01/2020, TAND tỉnh Phú Yên ra Quyết định số 01/2020/QĐST-HC đình chỉ giải quyết vụ án hành chính nói trên.
Không đồng ý với các Quyết định số 395/QĐ-UBND ngày 23/2/2018 của Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh về việc giải quyết khiếu nại lần đầu và Quyết định số 1651/QĐ-UBND ngày 21/8/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên (giải quyết khiếu nại lần 2), bà Nguyễn Thị Linh Giang có đơn khiếu nại lên Thanh tra Chính phủ. Sau khi xem xét nội dung đơn, Thanh tra Chính phủ có Công văn số 577 ngày 05/3/2020 về việc chuyển đơn của bà “đến Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên để chỉ đạo xem xét, kiểm tra, rà soát giải quyết và trả lời công dân theo quy định pháp luật”; “Và đề nghị Thông báo kết quả đến Thanh tra Chính phủ”.
Nhưng, cho đến nay, sau hơn 5 tháng, UBND tỉnh Phú Yên vẫn chưa có Công văn trả lời cho bà Nguyễn Thị Linh Giang và thông báo kết quả đến Thanh tra Chính Phủ.
Còn đơn khiếu nại, “kêu cứu” của ông Nguyễn Thanh Sơn ở mức độ, bản chất vụ việc có tầm ảnh hưởng đến quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực quản lý đất đai, Thanh tra Chỉnh phủ đã có cuộc đối thoại trực tiếp với ông Nguyễn Thanh Sơn và hứa sẽ xem xét, kiểm tra thực tế tại địa phương để làm sáng tỏ thêm 02 vấn đề mà Bộ TN&MT đã phúc đáp hướng dẫn cho UBND tỉnh Phú Yên về chuyện đất cát của hộ gia đình ông Nguyễn Thanh Sơn.
Trong lần trực tiếp làm việc với Thanh tra chính phủ, ông Nguyễn Thanh Sơn đưa ra 02 vấn đề cốt lõi về câu chuyện đất cát của gia đình ông đó là những luận cứ đã chứng minh ở trên, đất khai hoang của hộ gia đình ông đã hội đủ các điều kiện để công nhận và cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, nhưng chính quyền huyện Sông Hinh và các ngành chức năng vẫn cứ ra sức ngụy biện cho rằng “cựu bí thư huyện ủy chiếm đất đồng bào dân tộc”. Ông Sơn kêu trời: Còn có sự đau xót nào hơn, khi đất khai hoang của gia đình tôi được huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Khánh cấp Giấy phép sử dụng để xây nhà ở và làm đất dự phòng vào ngày 06/6/1988 là 3.000m2 , cho đến nay với nhiều năm đi lại, nhưng chính quyền huyện Sông Hinh vẫn chưa cấp Giấy chứng nhận QSDĐ. Trong khi các hộ liền kề đã được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, họ được quyền chuyển nhượng, tặng cho con cái, còn hộ gia đình tôi không được cái quyền ấy đối với gia đình và xã hội ?!.
Đây có phải là một sự trù dập?
Thay lời kết
Nhìn lại cuộc “dấn thân” của mình, ông Nguyễn Thanh Sơn tâm sự: “Những tháng ngày còn lại của cuộc đời, tôi rất mong tiếng nói công lý từ Thanh tra Chính phủ và chỉ có Chính phủ mới giải quyết nỗi oan ức này cho tôi và cho cả gia đình tôi. Và để những đảng viên trung thành với sự nghiệp cách mạng như tôi có những ngày tháng cuối đời được sống trong niềm tin và sự thanh thản”.
Hy vọng mong mỏi của ông Nguyễn Thanh Sơn như một bức thông điệp, chuyển tảicho Thanh tra Chính phủ, cho Thủ tướng Chính phủ để câu chuyện đất cát này của ông và gia đình ông sớm được giải quyết thấu tình và lý và nỗi oan ức “cựu Bí thư Huyện ủy lấn chiếm đất” được minh oan.
Kinh tế nông thôn sẽ thông tin tiếp khi Thanh tra Chính phủ có kết luận.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.