Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 25 tháng 7 năm 2020 | 11:53

Lạc Thủy: Chính quyền bất lực trước nạn “đất tặc”?

Thời gian qua, nhiều quả đồi tại huyện Lạc Thủy (Hòa Bình) bị san hạ, mặc dù chưa được các cơ quan chức năng cấp phép.

Khi được hỏi, chính quyền địa phương cho biết, đã lập biên bản đình chỉ nhưng có thông tin việc này là em của “lãnh đạo” rất mong các anh thông cảm chia sẻ (!?)...
 

 Nhiều xe đang chờ lấy đất tại khu đất hộ ông Khơi thôn Tân Phú xã Đồng Tâm

 

Theo phản ảnh của người dân thôn Tân Phú xã Đồng Tâm (Lạc Thủy, Hòa Bình), tại diện tích đất đồi nhà ông Khơi trong thời gian vừa qua mỗi ngày có hàng trăm lượt xe trọng tải lớn ra vào trở đất đồi mang đi tiêu thụ.
 
Theo ông T, người dân thôn Tân Phú, xã Đồng Tâm, đường vào thôn chúng tôi rất nhỏ và hẹp nhưng hàng ngày có hàng trăm lượt xe cỡ lớn ra vào chở đất ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của chúng tôi. Trước đây, dù đường nhỏ nhưng còn dễ đi lại nhưng từ khi có đoàn xe trọng tải lớn đã phá nát đường dân sinh, đi lại khó khăn, hơn thế nữa trong thời gian này các cháu bé được nghỉ học mà các xe tải chở đất đầy ra vào, chúng tôi không dám cho các cháu ra đường sợ bị tai nạn, bố mẹ đi làm là phải khóa cổng.
 

 Xe chở đầy đất đi ra từ khu đất hộ ông Khơi, thôn Tân Phú, xã Đồng Tâm.

 
Cũng theo phản ánh của người dân tại xã Khoan Dụ (huyện Lạc Thuỷ), hàng ngày, có tới hàng trăm lượt xe vận tải cỡ lớn có biểu hiện quá khổ quá tải, cơi nới thành thùng len lỏi vào các con đường làng tại địa phương để vận chuyển đất tại khu vực đồi của hộ gia đình nhà ông Bùi Văn Lục mang đi tiêu thụ. Có nhiều xe chỉ được che chắn sơ sài, xe đi tới đâu là kéo theo bụi, đất rơi vãi tới đó gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới người dân bên đường, người và phương tiện tham gia giao thông.
 

 Tại lối ra từ khu đất hộ ông Khơi, thôn Tân Phú, xã Đồng Tâm, đường bị cày nát bởi những xe chở đầy đất.

 

Trao đổi với phóng viên KTNT, bà Lâm Thị Kính, Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lạc Thuỷ thừa nhận, việc khai thác đất tại hộ gia đình ông Bùi Văn Lục là hoàn toàn chưa được cấp phép.
 
Bà cũng cho biết, hiện tại, Công ty Mỹ Phong đang tiến hành lấy đất tại khu vực này để thi công tuyến đường TL438A của huyện Lạc Thuỷ. Việc chở đất mang đi tiêu thụ chúng tôi sẽ kiểm tra lại, còn việc khai thác chỗ nhà ông Khơi, thôn Tân Phú, xã Đồng Tâm, tôi đã gọi và trao đổi với anh Nghị, Chủ tịch UBND xã rồi.
 

 Đường của thôn Tân Phú bị các xe chở đất cày nát khiến người dân tại đây đi lại rất khó khăn.

 Không chỉ chở về Hà Nam tiêu thụ, đất còn tập kết tại xã Đồng Tâm để mang đi tiêu thụ sau.

 

Để có thông tin đa chiều về những phản ánh của người dân, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Trịnh Xuân Nghị, Chủ tịch UBND xã Đồng Tâm. Ông Nghị cho biết, khi có phản ánh của người dân, chúng tôi đã đến nhà ông Khơi lập biên bản đình chỉ việc thi công. Nhưng sau đó, chúng tôi lại có thông tin đây là chỗ người nhà của một vị “lãnh đạo”, rất mong phóng viên thông cảm chia sẻ tạo điều kiện cho địa phương và doanh nghiệp…
 

 Một trong những xe chở đất về Công ty Xi măng Vissai.

 

“Đất tặc” lộng hành khai thác công khai, có hay không sự nể nang, bao che của chính quyền địa phương?
 
Lợi nhuận từ việc khai thác tài nguyên khoáng sản, ai hưởng?
 
Hậu quả người dân thì phải gánh chịu đã thấy rõ.
 
Không chỉ có vậy, hạ tầng giao thông xuống cấp, ai sẽ là người đầu tư nâng cấp?
 
Chính vì vậy, đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh Hòa Bình sớm vào cuộc xác minh làm rõ.
 
Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin sự việc trên.
 
 
Hà Nam
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top