Vú sữa tím được bà con nông dân ở các xã Nam Quốc lộ 1A, nằm cạnh Sông Tiền, thuộc huyện Châu Thành (Tiền Giang) đưa vào trồng cách đây khoảng 10 năm, ưu điểm của loại cây này là cho trái sớm trước Tết, trái to và bán được giá. Vú sữa tím đã giúp nhiều hộ nâng cao thu nhập, vươn lên làm giàu, điển hình như gia đình anh Nguyễn Đình Thuận ở ấp Mỹ Phú, xã Song Thuận.
Anh Thuận bao trái cho vú sữa.
Sở hữu 6.000m2 đất, nhờ nhạy bén trong làm ăn nên sau khi nắm bắt được thông tin về loại vú sữa tím, anh Thuận đã đến tham quan vườn mẫu và đặt mua 120 cây giống. Nhờ nắm vững và tuân thủ nghiêm khuyến cáo của các ngành chức năng trong khâu chăm sóc nên đến nay, vườn vú sữa của anh đã cho trái ổn định, trái to, đầu vụ giá bán không dưới 70.000-80.000 đồng/kg, chính vụ dù giá có giảm cũng đạt khoảng 30.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí anh Thuận thu lợi nhuận khoảng 300 triệu đồng/năm.
Tham quan vườn vú sữa của anh, chúng tôi không khỏi thán phục khi cây nào cây nấy đều sai trĩu quả, quả to, căng mọng. Vừa nhanh tay bơm nước, anh Thuận vừa vui vẻ chia sẻ với chúng tôi kinh nghiệm trồng vú sữa: “Nghề vườn vất vả lắm, may là vú sữa dễ trồng, tuy nhiên muốn năng suất cao thì phải nắm vững và tuân thủ đúng quy trình chăm sóc. Bón phân cũng phải đúng lúc, khi cây ra hoa là bắt đầu dưỡng bông, đến khi tượng trái (nút áo) nửa tháng phun thuốc trừ sâu 1 lần, sử dụng đúng phân, đúng thuốc và đúng liều lượng, bởi sơ sẩy là háp bông, rụng trái. Các đối tượng gây hại vú sữa thường là sâu lông cạp trái và ruồi đục trái. Do đó phải bao trái”.
Nhờ chịu khó bao trái, vú sữa vườn nhà anh Thuận không bị sần sùi hoặc vết cạp của côn trùng, vừa đảm bảo an toàn vệ sinh vừa bán được giá cao.
Thời gian tới, anh Thuận dự định mở rộng diện tích cây vú sữa tím để làm giàu cho gia đình.
Anh Tuấn
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.