Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 14 tháng 7 năm 2022 | 17:5

Làm giàu từ sản xuất và chế biến ruốc kem

Để nâng tầm cho sản phẩm truyền thống, Nguyễn Thị  Sáng (SN 1992) trú tại tổ dân phố Song Yên, thị trấn Thiên Cầm (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã từng bước đổi mới, chế biến thành phẩm ruốc kem thơm nồng, mặn dịu, mang hương vị đặc trưng riêng biệt của ngưởi HT.

Khẳng định thương hiệu và tạo những giá trị riêng biệt

Sáng sinh ra và lớn lên trên mảnh đất nghèo Hà Hĩnh, nơi chảo lửa túi mưa với bãi biển Thiên Cầm thơ mộng dạt dào sóng vỗ. Chứng kiến cảnh cha tảo tần sớm hôm với những chuyến ra khơi bám biển dài ngày vất vả, mẹ chạy ngược chạy xuôi thu vén với những mớ tôm mớ tép lo “cái ăn, cái học” cho mấy anh chị em nên người. Dường như, vị mặn mòi của biển cả, mùi thơm nồng của cá, của tôm đã ăn sâu vào máu thịt, trở thành nỗi niềm trăn trở khôn nguôi của chị. Nên dù đi đến chân trời góc bể nào, được thưởng thức biết bao nhiêu của ngon vật lạ, ở nhiều vùng miền thì Sáng vẫn đăm đắm nghĩ về quê hương, vẫn luyến thương mùi vị đặc trưng đậm đà, thơm nức, giàu dinh dưỡng của nước mắm, của ruốc... Những hương vị đặc sản quê nhà vẫn ngày đêm thôi thúc chị trở về, dựng xây, duy trì và phát triển nghề truyền thống trên chính mảnh đất quê hương.

 

z3564026494659_4ad151724f28dd4dd734b312d6f32b87.jpg
Sản phẩm của HTX Phú Sáng được vinh danh trong buổi Lễ công bố Tự hào thương hiệu Việt Nam, thương hiệu Việt Nam tin dùng năm 2022.

Gắn bó với nghề thu mua thuỷ, hải sản từ lâu, nhận thấy giá trị của mặt hàng hải sản, tuy nhiên, nếu vẫn đi theo lối mòn thì về lâu dài sẽ có rất nhiều ngư dân không còn nặng lòng với biển. Bởi công sức, tiền dầu, tiền máy…bỏ ra nhiều nhưng số tiền thu được từ việc bán tôm, bán cá làm ruốc truyền thống thu được rất thấp. Trẻ tuổi, đầy nhiệt huyết, Sáng nhận thấy những mặt hàng hải sản quê nhà sẽ được bán ra với giá cao hơn khi những sản phẩm truyền thống được nâng tầm giá trị. Với sản phẩm truyền thống, 1kg ruốc tươi chỉ được bán với giá 7.000 - 8.000 đồng. Nhưng khi làm sản phẩm ruốc kem Sáng sẽ mua vào cho ngư dân với mức giá gấp đôi, 15.000- 16.000 đồng/kg.

Nói là làm, chị lại lặn lội vào Đà Nẵng, chăm chỉ tìm tòi, học hỏi hơn 1 năm để tìm hiểu về quy trình sản xuất và chế biến ruốc kem. Đến khi về làm, chị thuê hẳn 10 người từ Đà Nẵng về làm tại xưởng, với mức giá 1 triệu đồng/người/ngày để công nhân quen việc sản xuất và vận hành máy móc.

 

z3564026472566_eaf0ead0aa71fbcd24f2a1bf68878730.jpg
Chị Nguyễn Thị Sáng.

 

Đến nay, sau 3 năm sản xuất, phát triển, sản phẩm ruốc kem Phú Sáng đã dần  khẳng định thương hiệu và giá trị riêng biệt trên mỗi sản phẩm bởi độ ngon, sánh mịn, mặn dịu, thơm nồng đặc biệt. Ruốc kem Phú Sáng có vị mặn vừa phải, hương vị hoàn toàn tự nhiên, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người sử dụng. Ruốc kem có thể dùng để kho thịt, nấu bún riêu, bún bò Huế hoặc pha chế nước chấm ăn cùng với thịt luộc, rau luộc, gỏi cuốn… cho những món ăn thêm thơm ngon, đậm đà, dinh dưỡng.

Tinh hoa của làng nghề truyền thống

Sau những tháng ngày miệt mài, đến nay, ruốc kem Phú Sáng đã thành một trong những sản phẩm tinh hoa của làng nghề truyền thống Hà Tĩnh với sự quyện hoà hoàn hảo giữa thịt ruốc tươi nguyên chất 100% và muối trắng. Quy trình sản xuất khép kín, từ thu mua nguồn nguyên liệu tươi ngon tại các thuyền cá, con ruốc sau khi mua về được sơ chế, nhặt hết cá tạp đổ vào xay nhuyễn, sau đó mới vắt lấy nước. Chính quá trình này đã làm con ruốc chín đều, chống lại khả năng xâm nhập của các loại vi khuẩn gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Tinh nước sau khi được vắt thủ công sẽ lót bạt phơi nắng trên sân rộng, khép kín. Công đoạn sau cùng sẽ cho ra thành phẩm keo ruốc được sản xuất và đóng gói trong cơ sở. So với sản phẩm ruốc truyền thống, ruốc kem đạt được độ mịn, độ chín đồng đều hơn và dậy lên hương thơm đặc trưng.

 

z3564025568446_37c431b56b6d67518b591b9018e9e9a2.jpg
Ruốc kem Phú Sáng được bày bán tại nhiều gian hàng trên khắp cả nước.

 

Để có được mẻ ruốc ngon, có màu hồng nhạt, đạt chất lượng phải chuẩn chỉ từ khâu sơ chế, ruốc phải thật tươi và được phơi đúng 2 ngày giữa nắng 38 độ C. Trung bình 4kg ruốc nguyên liệu sẽ cho ra thành phẩm 1kg ruốc tươi. 1kg ruốc bán ra thị trường với giá 60.000- 100.000 đồng/kg  (tùy từng thời điểm).

Hiện tại, HTX Phú Sáng tạo công ăn việc làm cho hơn 20 lao động thường xuyên với mức thu nhập 5 triệu đồng/người/tháng và 50 lao động thời vụ thù lao bình quân 300.000 đồng/người/ngày. Với những người quen việc, thu nhập cao hơn, khoảng 900.000 đồng/ngày.

Sáng tâm sự: Ruốc  kem là một trong những sản phẩm chị tâm huyết và mong muốn tạo dựng thương hiệu riêng. Do đó, tất cả các khâu trong quy trình sản xuất, từ chọn nguyên liệu, ủ muối, xay, vắt thủ công đến phơi thành keo ruốc đều nhất nhất đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Với tôi, đây không chỉ là sản phẩm mang lại nguồn thu cho riêng bản thân và gia đình  mà còn là sinh kế giúp cho nhiều ngư dân tăng nguồn thu nhập, phấn khởi ra khơi bám biển, đồng thời giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. Thời vụ sản xuất chính của ruốc kem bắt đầu từ tháng 9 dương lịch đến tháng 3 năm sau. Trung bình mỗi ngày HTX sản xuất  khoảng 2 tấn, mỗi năm sản xuất được hơn 500 tấn ruốc, trừ chi phí, mỗi năm thu lãi 600 triệu đến 1,5 tỷ đồng.

Chị chia sẻ: Thời gian đầu, việc sản xuất cũng gặp phải nhiều khó khăn vì là sản phẩm mới, còn khá lạ với thị trường Hà Tĩnh. Tuy nhiên, khi đã vào guồng thì khách lại tự tìm đến vì sản phẩm có vị thơm ngon đặc trưng. Hiện tại, ngoài cung cấp cho thị trường các tỉnh, thành trong nước như Thừa Thiên - Huế, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng…, tôi còn hợp tác làm gia công cho nhiều công ty bạn xuất khẩu hàng sang Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc)…

Trao đổi với phóng viên Kinh tế nông thôn, ông Nguyễn Văn Tuệ, Phó chủ tịch UBND thị trấn Thiên Cầm, cho biết: HTX Phú Sáng là một trong những HTX có truyền thống sản xuất, kinh doanh, chế biến các mặt hàng hải sản lớn tại Thiên Cầm. Ngoài ruốc kem, cơ sở còn sản xuất nhiều mặt hàng truyền thống  khác như nước mắm cá, nước mắm mực, ruốc mặn… Về phía địa phương, chúng tôi sẽ luôn đồng hành hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp HTX ngày càng phát triển, nâng tầm giá trị nông sản đặc sản của địa phương.

 

 

Hoàng Hằng
Ý kiến bạn đọc
  • Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Tổ chức chứng nhận Bureau Veritas trao chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng ở xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Đây là chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng đầu tiên lớn nhất ở Việt Nam và thế giới.

  • “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    Trải rộng cả một vùng đất đỏ bazan gần 100 ha là màu xanh của riềng đỏ, loại cây dễ trồng, dễ tiêu thụ, mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng tiêu chí tổ chức sản xuất và thu nhập của xã nông thôn mới Công Liêm (Nông Cống - Thanh Hóa).

  • Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top