Lạng Sơn tăng cường áp dụng khoa học công nghệ trong dự báo thiên tai
Những năm gần đây, tình trạng thiên tai đang diễn biến theo xu hướng ngày một phức tạp. Để khắc phục tình trạng này, tỉnh Lạng Sơn đã áp dụng hàng loạt giải pháp công nghệ vào công tác phòng ngừa, ứng phó với thiên tai.
Theo thống kê, Lạng Sơn là địa phương chịu ảnh hưởng nhiều loại hình thiên tai như hoàn lưu sau bão, áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn, lũ, rét hại, sạt lở đất, ngập úng, mưa đá... Để chủ động ứng phó, khắc phục và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, Lạng Sơn luôn xác định nhiệm vụ phòng chống thiên tai là một trong những nhiệm vụ quan trọng và xuyên suốt.
Theo đó, tháng 7/2020, Tỉnh ủy Lạng Sơn ban hành kế hoạch 137-KH/TU về công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Đến nay, chính quyền và người dân tỉnh Lạng Sơn đã có nhiều kết quả tích cực trong quá trình triển khai kế hoạch này.
Các cấp, ngành ở Lạng Sơn đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai như ứng dụng mạng xã hội zalo, facebook để truyền tải các thông tin về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai.
Đồng thời, phổ biến, hướng dẫn cán bộ, công chức, viên chức của các sở, ban, ngành, các địa phương về ứng dụng “PCTT” trên điện thoại thông minh; phổ biến trang Facebook “Thông tin phòng chống thiên tai” của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai; lập trang Facebook “Thông tin phòng chống thiên tai tỉnh Lạng Sơn”...
Đặc biệt, Lạng Sơn đã triển khai ứng dụng qua trình duyệt internet để quản lý lũ tổng hợp lưu vực sông Kỳ Cùng, tỉnh Lạng Sơn 2016 - 2030 theo dự án Hồ chứa nước Bản Lải, tỉnh Lạng Sơn, khi dự án hoàn thành sẽ chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trong việc cập nhật bổ sung các số liệu đầu vào của phần mềm quản lý lũ tổng hợp lưu vực sông Kỳ Cùng; tiếp tục nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS vào quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn...
Theo báo cáo. hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 6 Trạm đo mưa do Đài Khí tượng thủy văn Lạng Sơn quản lý, gồm: Trạm Thất Khê, Trạm thành phố Lạng Sơn, Trạm Đình Lập, Trạm Hữu Lũng, Trạm Mẫu Sơn và Trạm Bắc Sơn.
Ngoài ra, còn có một số trạm đo mưa nhân dân, trang áp trên điện thoại di động và tham khảo trên trang Trung tâm khí tưởng thủy văn quốc gia... chủ yếu Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh sử dụng cho việc nghiên cứu, phân tích phục vụ chuyên ngành để phục vụ cho việc cảnh báo, dự báo thiên tai trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn...
Để công tác dự báo, cảnh báo được chủ động, kịp thời hơn trong chỉ đạo điều hành ứng phó thiên tai, tỉnh đã ban hành kế hoạch về nâng cao năng lực quan trắc khí tượng, thủy văn chuyên dùng trong lĩnh vực thủy lợi.
Theo đó, mục tiêu giai đoạn 2021-2025 xây dựng, lắp đặt thiết bị quan trắc tại 53 hồ chứa lớn, 40 hồ chứa vừa, 39 hồ chứa nhỏ, 11 hồ, đập dâng. Ngoài ra, tỉnh cũng chỉ đạo tăng cường hệ thống truyền tin về thiên tai tại cơ sở, kết hợp chặt chẽ các phương tiện truyền thông (phát thanh, truyền hình, mạng internet, mạng xã hội...) với các công cụ truyền thống (loa phóng thanh cơ sở, loa cầm tay…) để kịp thời thông tin về thiên tai đến cơ sở.
Hiện nay, Lạng Sơn đã trích Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh với kinh phí 3.400 triệu đồng để hỗ trợ sửa chữa cấp bách 3 hồ chứa có nguy cơ cao mất an toàn mùa mưa, lũ năm 2020.
Ngoài ra, công tác hợp tác quốc tế cũng được đề cập và đưa nội dung vào thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Cụ thể, một số nội dung liên quan đến chuyên ngành, Đài Khí tượng thủy văn tỉnh đã chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm với huyện tiếp giáp Việt Nam của Trung Quốc...
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
Sáng 23/11, tại nhà thi đấu thể dục thể thao huyện, UBND huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) tổ chức Hội thi pháo đất năm 2024 nhằm bảo tồn và phát huy giá trị trò chơi dân gian truyền thống.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Sáng 22/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Duy Tiên long trọng tổ chức Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên (1469 - 2024) và 95 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Duy Tiên (11/1929 - 11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.