Từng bôn ba khắp trong Nam ngoài Bắc với nhiều công việc khác nhau nhưng rồi Trần Văn Lam ở thôn Nam Tân, xã Gio Sơn (Gio Linh - Quảng Trị) chọn cho mình lối đi ít người nghĩ đến, đó là, về quê trồng dưa.
Tuy nhiên, Lam không trồng dưa kiểu truyền thống mà trồng trong nhà lưới theo hướng hữu cơ.
Ý tưởng trồng dưa trong nhà lưới nảy sinh trong Lam từ đầu năm 2019. Lúc này gia đình anh tái canh cây cao su trên vùng giếng Ông Tường nên anh nghĩ sẽ trồng loại cây mới cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Sau quá trình tìm hiểu trên internet, sách báo và tham khảo một số mô hình trong tỉnh, anh quyết định làm nhà lưới để trồng rau củ bởi vì nếu thành công thì mô hình này sẽ cho năng suất, giá trị kinh tế cao hơn cách trồng truyền thống.
Nhà lưới của Lam hoàn thiện và đưa vào hoạt động từ tháng 6/2019. Kết cấu nhà lưới được dựng từ khung sắt chắc chắn, trên mái và xung quanh được lợp bằng lưới trắng chống côn trùng. Bên trong nhà lưới có hệ thống phun nước tự động và giàn dây để cây dưa leo bám. “Số vốn tôi đầu tư gần 100 triệu đồng. Kết cấu nhà lưới rộng 1.080m2 do tôi tự thiết kế”, anh Lam chia sẻ.
Tháng 8/2019, anh trồng vụ đầu tiên với hơn 1.000 cây dưa leo lai F1 HMT 356. Cây dưa leo sau 45 ngày là cho thu hoạch và kéo dài trong vòng 15-20 ngày. Lứa đầu tiên, anh thu được trên 3 tấn quả. Số dưa này được thương lái vào thu mua tận nơi với giá 10.000 -12.000 đồng/kg hoặc bán lẻ với giá 15.000 đồng/kg. Trung bình một năm, anh có thể trồng được 2 lứa dưa leo, nếu trồng phủ hết diện tích đất trong nhà lưới thì trên 2.000 cây và có thể thu hoạch gần 5 tấn quả. Tuy nhiên, để hạn chế sâu bệnh và tăng năng suất của các loại rau củ, anh trồng xen canh thêm các loại cây khác.
“Hiện tại là lứa dưa leo thứ 3. Mặc dù chưa đến thời gian thu hoạch chính vụ nhưng nhiều người đã đặt hàng trước rồi”, anh Lam cho hay.
Năm 2019, anh Lam thu được trên 50 triệu đồng từ vườn dưa leo trồng trong nhà lưới, trừ chi phí, lãi trên 30 triệu đồng.
Dưa leo của anh trồng theo hướng hữu cơ, chỉ bón phân chuồng hoai mục và phân bón hữu cơ sinh học OBI - Ong biển nên rất được người dân ưa chuộng.
Trong nhà lưới, anh nuôi thêm đàn ong để thụ phấn cho cây. “Trồng trong nhà lưới không có sâu hay côn trùng phá hoại. Bên cạnh đó, tôi nuôi thêm đàn ong để thụ phấn nên tuyệt đối không dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật hay phân bón hóa học. Có thể khẳng định là dưa của tôi hoàn toàn sạch”, anh Lam khẳng định.
Chủ tịch UBND xã Gio Sơn Đỗ An Chung đánh giá: “Đây là mô hình mới, đầu tiên của địa phương. Vì vậy, địa phương luôn tạo điều kiện để anh Lam hoàn thiện mô hình, phát triển kinh tế gia đình. Nếu mô hình này phát huy hiệu quả tốt và lâu dài thì địa phương sẽ khuyến khích người dân nhân rộng”..
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.