Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ tư, ngày 7 tháng 9 năm 2022 | 0:23

Lấy “mác” doanh nghiệp VAC để tận thu, khai thác khoáng sản vượt mức cho phép

Người dân xã Hòa Tiến (Yên Phong - Bắc Ninh) không có đất để sản xuất nông nghiệp bức xúc phản ánh tình trạng doanh nghiệp tận thu đất, cát trái phép trong thời gian dài, gây thất thoát tài nguyên.

Khai thác trái phép khoáng sản
 
Người dân xã Hoà Tiến bức xúc phản ánh tới các cơ quan báo chí về hành vi đưa máy đào, máy múc đất, thuyền hút cát cùng hàng loạt xe ô tô trọng tải lớn ngày đêm hoạt động ra vào khai thác tận thu tài nguyên khoáng sản đất, cát. Từ năm 2018 đến năm 2020, tại khu Đồng Giữa thuộc thôn Yên Tân, xuất hiện nhiều người của Công ty Trường Đại Phát (có địa chỉ ở số nhà 23, đường Kinh Bắc 83, phường Kinh Bắc, TP. Bắc Ninh) do ông Nguyễn Đăng Cường làm Giám đốc, đại diện pháp lý và các cổ đông...
nup_bong_doanh_nghiep_cai_tao_dat_trong_lua_de_an_trom_khoang_san_10.jpg
Người dân xã Hòa Tiến kêu cứu vì không có đất để sản xuất nông nghiệp (Nguồn ảnh - VOV.VN).
Cả cánh đồng làng quê xã Hoà Tiến đang yên bình bỗng chốc  ầm ầm tiếng máy móc hoạt động như một đại công trường. “Công ty Trường Đại Phát được UBND tỉnh Bắc Ninh cấp phép khai thác khoáng sản. Theo giấy phép, doanh nghiệp chỉ được khai thác độ sâu 2m, thế nhưng phía doanh nghiệp lại đào sâu x20 – 30m để tận thu khoáng sản. Hằng ngày, những "binh đoàn" xe trọng tải lớn ra vào tấp nập khu Đồng Giữa để múc đất, cát vận chuyển đi khắp nơi bán kiếm lời, gây mất an ninh trật tự, ô nhiễm môi trường và làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất tại những cánh đồng xung quanh", ông Lê Quang Trung ở thôn Diên Lộc, xã Hoà Tiến, cho biết.
 
Ông Trung cho biết thêm: “Khối lượng lớn đất cát bị múc đem đi bán kiếm lời của nhóm người Công ty Trường Đại Phát đã khiến những thửa ruộng màu mỡ xung quanh ngày nào giờ bị sụt lún, xuất hiện nhiều rãnh, hố sâu hàng chục mét, gây nguy hiểm đến an toàn tính mạng cho bà con mỗi khi đi làm đồng.”
nup_bong_doanh_nghiep_cai_tao_dat_trong_lua_de_an_trom_khoang_san_5.jpg
Địa điểm nơi Công ty Trường Đại Phát tận thu khoáng sản đất, cát trái phép trong thời gian dài, gây thất thoát tài nguyên (Nguồn ảnh - VOV.VN).
Nghiêm trọng hơn, tình trạng khai thác vượt mức cho phép tài nguyên khoáng sản của Công ty Trường Đại Phát ở thôn Yên Tân và thôn Diên Lộc kéo dài nhiều tháng nay nhưng không được chính quyền xã Hoà Tiến và ngành chức năng huyện Yên Phong vào cuộc ngăn chặn, giải quyết triệt để ngay từ đầu. Điều này làm thất thoát hàng triệu mét khối tài nguyên khoáng sản, khiến người dân sinh sống trong khu vực vô cùng bức xúc.
 
“Công ty Trường Đại Phát khai thác đất cát rất nguy hiểm, không có biện pháp bảo vệ an toàn nên đã từng gây ra chết người, làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và đất đai của bà con nhân dân thôn Diên Lộc. Chúng tôi có phản ảnh với lực lượng công an huyện và xã nhưng không thấy thay đổi gì…”, ông Nguyễn Đức Nhân ở thôn Diên Lộc, xã Hoà Tiến, phản ánh.
 
Được biết, hiện nay toàn bộ 4,9ha đất nông nghiệp ở khu Đồng Giữa của thôn Yên Tân đã bị bỏ hoang biến thành những hồ, ao sâu vài chục mét đầy bèo và cỏ cây dại. Những mỏ cát bị khai thác trái phép còn dang dở chưa kịp chuyển đi được chất đầy một góc, cùng với đó là tàn tích của chiếc thuyền hút cát trái phép hoen rỉ đã bị Công ty Trường Đại Phát vứt bỏ lại giữa ao hồ suốt thời gian qua.
 
Quang cảnh hoang tàn, tài nguyên khoáng sản thì đã bị “nhóm lợi ích” múc đem đi bán hết. Dự án kinh tế trang trại chẳng thấy đâu mà thay vào đó chỉ còn là những hố ao sâu.
 
“Chúng tôi ban đầu cứ nghĩ việc chuyển đổi đất trồng lúa sang làm kinh tế trang trại thì phải giúp cho đời sống của người dân chúng tôi được tốt lên, nhưng hiện nay nhìn hiện trạng ao hồ sâu, bèo dày đặc như thế này thì cũng không thể chăn nuôi cái gì được cả. Chúng tôi khẳng định cá không thể sống, vịt không thể bơi lội như thế này… thì đây chỉ là hình thức trá hình thôi, làm sao có thể chăn nuôi ở cái ao này được”, bà Trần Thị Toàn, thôn Yên Vĩ, xã Hoà Tiến, chia sẻ.
 
Trách nhiệm của các tổ chức cá nhân đến đâu khi để xảy ra việc vi phạm?
 
Thông tin với báo chí về vụ việc trên, ông Kiều Ngọc Chỉnh, Chủ tịch UBND xã Hoà Tiến, cho biết, Công ty Trường Đại Phát khai thác tài nguyên khoáng sản gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên đất đai trên địa bàn xã Hoà Tiến đúng như người dân phản ánh. Nhưng do thời điểm đó ông Chỉnh vẫn chưa làm Chủ tịch UBND xã Hoà Tiến nên trách nhiệm để xảy ra tình trạng Công ty Trường Đại Phát “ăn trộm” đất, cát và gây mất an ninh trật tự trên địa bàn xã lúc đó thuộc về ông Trần Văn Quyết, Chủ tịch UBND xã Hoà Tiến thời bấy giờ, và hiện nay đang là đương kim Bí thư Đảng uỷ xã Hoà Tiến.
 
“Sự việc trên đã xảy ra từ năm 2018 và đến giữa năm 2020 thì chính quyền xã và huyện Yên Phong đã vào cuộc ngăn chặn, chỉ đạo dừng tất cả các hoạt động khai thác của Công ty Trường Đại Phát”, ông Chỉnh cho hay.
nup_bong_doanh_nghiep_cai_tao_dat_trong_lua_de_an_trom_khoang_san_1.jpg
Hiện trạng trước và sau khi Công ty Trường Đại Phát núp bóng doanh nghiệp trang trại VAC để khai thác vượt mức cho phép khoáng sản tại xã Hòa Tiến (Nguồn/ảnh - VOV.VN).
Thông tin báo chí, ông Phạm Đức Định, Phó trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Phong, cho biết, trước khi triển khai dự án chuyển đổi đất trồng lúa sang đất sử dụng mục đích kinh tế trang trại tại khu Đồng Giữa (thuộc thôn Yên Tân của xã Hoà Tiến) thì khu đất hơn 4,9ha trên có nguồn gốc là đất nông nghiệp ngoài đê và đất nghĩa trang cũ thuộc quỹ công ích, UBND xã Hoà Tiến giao cho thôn Yên Tân quản lý, sử dụng vào mục đích đất nông nghiệp.
 
Sau đó, năm 2017, UBND xã Hoà Tiến đã ký hợp đồng giao khoán khu đất nông nghiệp 4,9ha trên cho ông Nguyễn Văn Thuật, hộ khẩu ở thôn Yên Vỹ, xã Hoà Tiến để sản xuất nông nghiệp và trồng cây hàng năm.
 
Tuy nhiên, đến ngày 14/9/2018, UBND tỉnh Bắc Ninh cho phép UBND xã Hoà Tiến chuyển đổi khu đất trên từ đất trồng lúa sang đất sử dụng vào mục đích kinh tế trang trại và VAC. Ngay sau đó 1 ngày, tức ngày 15/9/2018 UBND xã Hoà Tiến đã ký phụ lục bổ sung giao khoán cho ông Nguyễn Văn Thuật và bà Nguyễn Thị Giang (sinh năm 1978, có địa chỉ đường Kinh Bắc 83, phường Kinh Bắc, TP.Bắc Ninh) được phép thuê và đào ao thả cá theo đúng dự án VAC đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
 
Ngày 07/3/2019 UBND tỉnh Bắc Ninh có văn bản số 282 về cấp giấy phép khai thác khoáng sản cho Công ty Trường Đại Phát trên diện tích thực hiện dự án là 49.078m2, diện tích khu vực khai thác là 27.396m2 và mức sâu khai thác trung bình là 2m tính từ cốt nền hiện trạng. Thời hạn đến hết ngày 31/12/2019.
 
Ngay sau đó, ông Thuật và bà Giang đã hợp tác liên doanh với Công ty Trường Đại Phát do ông Nguyễn Đăng Cường làm Giám đốc để tận thu tài nguyên khoáng sản vượt mức quy định mà UBND tỉnh Bắc Ninh đã cấp phép trên diện tích 4,9ha đất nông nghiệp. Nhiều chỗ, đất, cát bị khoét sâu tới hơn 20 mét, gây thiệt hại nặng nề cho việc canh tác đồng ruộng xung quanh của nhân dân xã Hoà Tiến.
 
Việc Công ty Trường Đại Phát cùng nhiều cổ đông trong công ty liên kết khai thác, tận thu đất, cát vượt mức cho phép gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của người dân xã Hoà Tiến và gây thất thoát tài nguyên khoáng sản quốc gia sẽ bị xử lý như thế nào? Có hay không việc biến tướng chuyển đổi từ đất trồng lúa sang làm trang trại để khai thác khoáng sản trái phép? Trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức  khi để xảy ra vi phạm trên địa bàn thôn Yên Tân, xã Hoà Tiến? Du luận đang chờ câu trả lời thỏa đáng của chính quyền và ngành chức năng huyện Yên Phong.
 
 
 
 
Hữu Thắng (t/h)
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top