Trong xu thế hội nhập, lãnh đạo các đơn vị HLV cho biết, hội viên cũng cần liên kết để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.
Theo ông Nguyễn Minh Hải, Chủ tịch HLV và Trang trại TP.Hồ Chí Minh, hiện tổ chức Hội có ở hầu hết các xã, phường có sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố. “Khi hội nhập, chúng tôi có những thuận lợi hơn so với các tỉnh, thành khác như: trình độ hội viên có phần cao hơn, công tác tuyên truyền cũng có nhiều thuận lợi”, ông Hải nhấn mạnh.
Thuận lợi là thế nhưng khó khăn cũng nhiều vô kể. Ông Hải cho biết, do đa số hội viên sản xuất nhỏ lẻ, manh mún nên sản phẩm làm ra rất khó cạnh tranh. Để khắc phục, Hội đang tập trung vào công tác tuyên truyền, vận động hội viên thành lập các tổ, các câu lạc bộ chuyên ngành để gắn kết với nhau, cùng làm ra sản phẩm đảm bảo chất lượng, đạt năng suất cao với hạ giá thành, có như vậy mới có thể cạnh tranh với các sản phẩm ngoại nhập.
Hiện, HLV và Trang trại TP.Hồ Chí Minh đang thực hiện chương trình phối hợp liên tịch với Sở Nông nghiệp và PTNT, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ thành phố cùng nhau tập trung phát triển mô hình VAC đô thị.
Thời gian tới, Hội tập trung vào công tác tuyên truyền, đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho hội viên, để hội viên thích ứng được với sự cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập. Bên cạnh đó, Hội tập trung vào các thế mạnh, mũi nhọn của thành phố như: Hoa cây cảnh, cá cảnh, rau an toàn, thủy sản để thành lập các câu lạc bộ sản xuất chuyên ngành. Đây là điều kiện để hỗ trợ các hội viên nhỏ lẻ phát triển.
Còn theo ông Thái Văn Dũng, Chủ tịch HLV Bà Rịa - Vũng Tàu, khó khăn lớn nhất của ngành nông nghiệp nói chung, mô hình kinh tế VAC nói riêng là sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, sản phẩm chất lượng kém, không đủ sức cạnh tranh.
Ông Dũng cho biết, trước khó khăn đó, để sản xuất ra sản phẩm với số lượng lớn, có chất lượng thì phải đẩy mạnh liên kết, hợp tác. Hiện, HLV tỉnh phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT thành lập Hợp tác xã sản xuất bưởi da xanh, đang hoạt động khá tốt, là điểm sáng trong việc liên kết với các nhà thu mua. Lúc đầu, HTX có 50 hộ tham gia, đến nay tăng lên 500 hộ với hơn 50ha bưởi, sản phẩm làm ra không đủ để tiêu thụ.
Ông Dũng phân tích, HLV cần tổ chức các tổ hợp tác chuyên ngành, có người phụ trách, đây là cơ sở để thành lập hợp tác xã, giúp nông dân, hội viên liên kết hợp tác, làm ra sản phẩm có chất lượng.
Ông Nguyễn Xuân Tình, Chủ tịch HLV và Trang trại Hà Tĩnh cho biết, thực tế đặt ra là phải liên kết được với doanh nghiệp, công ty làm nhiệm vụ thu gom sản phẩm đưa đi tiêu thụ.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Xuân Tình, Chủ tịch HLV và Trang trại Hà Tĩnh, cho biết, bước vào hội nhập, chúng ta có nhiều thuận lợi. Chương trình XDNTM đang hướng tới tạo ra sản phẩm có khối lượng lớn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Ý thức của người sản xuất về vấn đề đảm bảo sức khỏe, an toàn thực phẩm đối với người tiêu dùng từng bước được nâng cao.
Theo ông Tình, HLV và Trang trại Hà Tĩnh đã có quá trình tìm kiếm thông tin về việc sản xuất sản phẩm an toàn và thực hiện những đề tài, dự án hướng tới sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ. Hội có kinh nghiệm trong xây dựng mô hình vườn mẫu, đặc biệt đã ban hành được bộ tiêu chí về mô hình vườn mẫu, là cơ sở để hội viên thực hiện theo.
Kết quả lớn nhất khi Hội thực hiện vườn mẫu là người dân tiếp cận được thông tin, công nghệ, đặc biệt là tiếp cận được chủ trương để hưởng ứng phát triển kinh tế vườn. Đồng thời, giúp người dân nhận thức về phát triển kinh tế vườn nhưng không phải mang tính tự phát mà theo bộ tiêu chí.
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm an toàn, Hội đã ký cam kết với người sản xuất và UBND xã; phối hợp với Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản để kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Công tác tiêu thụ sản phẩm cũng là một khó khăn do quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún. Thực tế đặt ra là phải liên kết được với doanh nghiệp, công ty làm nhiệm vụ thu gom, tiêu thụ...
Hoàng Văn (ghi)
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.