VACB là mô hình sản xuất bền vững, có hiệu quả kinh tế cao với mức đầu tư thấp, nhưng tao ra những sản phẩm an toàn thân thiện với môi trường.
Hướng dẫn hộ nông dân sản xuất phân HCVS từ phế thải chăn nuôi và phế thải nông nghiệp tại chỗ để bón cho vải thiều tại xã Quý Sơn, tháng 3/2016.
Dự án “Xây dựng mô hình VACB (vườn, ao, chuồng và khí sinh học) gắn với bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm tại một số tỉnh miền núi phía Bắc” thuộc Chương trình Khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2011 – 2015. Sau 1 năm triển khai dự án đã xây dựng xong 4 mô hình VACB: Mô hình VACB quy mô hộ trồng cam tại xã Nam Phong, Cao Phong, Hòa Bình. Có 30 hộ tham gia, với diện tích là 15ha, liên kết tiêu thụ 70% sản lượng cam; Mô hình VACB quy mô hộ trồng vải thiều tại xã Quý Sơn, Lục Ngạn, Bắc Giang. Có 30 hộ tham gia với diện tích 15ha, liên kết tiêu thụ 70% sản lượng vải thiều; Mô hình VACB quy mô trang trại trồng vải thiều tại xã Quý Sơn, Lục Ngạn, Bắc Giang. Có 5 hộ tham gia, diện tích 30ha, liên kết tiêu thụ 50% sản lượng quả vải thiều; Mô hình VACB quy mô hợp tác xã tại HTX rau an toàn, Bản Tự Nhiên, xã Đông Sang, Mộc Châu, Sơn La: Có 30 hộ tham gia với diện tích 30ha, liên kết tiêu thụ 70% sản phẩm rau.
Kết quả năm 2016 cho thấy, thu nhập của các hộ tham gia mô hình VACB quy mô hộ sản xuất cam tại xã Nam Phong đạt 86,5 triệu đồng/hộ, lãi thuần đạt 24,5 triệu đồng/hộ; tại xã Quý Sơn, thu nhập của các hộ trang trại sản xuất vải thiều đạt 456,6 triệu đồng/hộ, lãi thuần là 185,1 triệu đồng/hộ; Mô hình VACB quy mô trang trại trồng vải thiều tại xã Quý Sơn, Lục Ngạn, Bắc Giang. Có 5 hộ tham gia, diện tích 30ha, liên kết tiêu thụ 50% sản lượng quả vải thiều, thu nhập của các hộ đạt 226,2 triệu đồng/hộ, lãi thuần là 106,6 triệu đồng/hộ; tại xã Đông Sang, thu nhập của hộ hộ trồng rau an toàn đạt 112,0 triệu đồng/hộ, lãi thuần đạt 87,6 triệu đồng/hộ.
Đã có 45 hộ dân và 5 hộ trang trại sản xuất, sử dụng 270 tấn phân HCVS tại chỗ góp phần tạo việc làm khoảng 1.500công/năm, tăng thêm thu nhập 300 triệu đồng/50hộ/năm. Kết quả phân tích chất lượng phân HCVS sau khi ủ 1 tháng cho thấy các vi khuẩn E.coli, trứng ký sinh trùng bị tiêu diệt hoàn toàn (âm tính), mùi hôi thối của phân không còn, phân màu đen, tơi xốp. Thành phần các chất dinh dưỡng: N tổng số tăng 25% so với đối chứng. Hàm lượng P2O5 tăng 36,34%, K2O tăng 66,7%, hàm lượng vi sinh vật trong đất tăng 76,70%.
Với 35 hộ dân làm đệm lót sinh học, phun chế phẩm khử mùi hôi chuồng trại lợn, gà giúp các hộ chăn nuôi, các hộ dân sống xung quanh có bầu không khí trong lành, không bị hôi thối, ruồi muỗi, sức khỏe người và gia súc đảm bảo, ít bị dịch bệnh.
Dự án đã hỗ trợ xây mới 30 hầm khí sinh học, giúp các hộ tiết kiệm tiền điện, khí gas khoảng 150.000đ/hộ/tháng, làm cho công việc bếp núc của chị em được nhẹ nhàng, sạch sẽ hơn. Tiết kiệm nguồn điện năng 96.480 KW/h/năm. Góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí CO2 54,0 tấn CO2/năm, tiết kiệm nước và chi phí nhân công dùng cho việc dọn, cọ rửa chuồng trại chăn nuôi. Với hệ thống tưới phun tại xã Đông Sang, giúp tiết kiệm 32,5 giờ công lao động/ha, giải phóng sức lao động nặng nhọc cho người trồng rau, chủ yếu chị em phụ nữ. Tiết kiệm 70-75% lượng nước so với cách tưới thông thường, cây rau được tưới đều, không bị dập nát, sinh trưởng tốt..
Dự án VACB đã giúp kết nối nông dân với nông dân, nông dân với các nhà khoa học trong việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, kết nối nông dân với doanh nghiệp trong việc tổ chức ký kết hợp đồng với Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao để thu mua 100 tấn cam tại xã Nam Phong, 250 tấn vải thiều tại xã Quý Sơn. Ký hợp đồng với Công ty cổ phần Nhất Nam – Hà Nội tiêu thụ 70% các loại rau an toàn tại xã Đông Sang, đã đảm bảo sản xuất cam, vải thiều, rau tại 3 xã tham gia dự án hiệu quả, bền vững, góp phần hoàn thành 02 tiêu chí cơ bản trong xây dựng nông thôn mới: Tiêu chí số 10 về tăng thu nhập hộ, tiêu chí số 19 về môi trường nông thôn khang trang, sạch, đẹp.
Phó Chủ tịch UBND xã Quý Sơn Trần Văn Sáng đánh giá: ”VACB là một mô hình sản xuất bền vững, có hiệu quả kinh tế cao với mức đầu tư thấp, người dân tham gia dự án phấn khởi vì những sản phẩm an toàn thân thiện với môi trường của họ được các công ty thu mua ngay tại thôn, xã giúp hộ yên tâm sản xuất”.
TS. Lê Thị Nhung-ThS Ngô Văn Trào
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.