Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2019 | 14:30

Món "hời" của người vùng cao: Nuôi gà đen bản địa

Với mức giá 180.000 - 200.000 đồng/kg, gà đen bản địa của người Mông (gà Mông) đang được nhiều hộ gia đình ở Lào Cai chú trọng phát triển.

tr4d.jpg
Gà đen phù hợp với khí hậu, tập quán chăn nuôi của đồng bào vùng cao.

 

Con nuôi làm giàu

Gà đen bản địa ở vùng cao Lào Cai (còn được mọi người biết đến là gà Mông) là giống gà quý hiếm, chất lượng bậc nhất ở nước ta. Song song với việc bảo tồn, quá trình phát triển giống gà này  cho thấy, không cần phải nhìn đâu xa, chính đồng bào thiểu số ở vùng cao, là chủ nhân của giống gà này, hoàn toàn có thể làm giàu từ nó.

Sinh ra tại mảnh đất vùng cao nghèo khó, từ nhỏ, anh Hoàng Seo Sanh, người Mông, ở thôn Nà Chí Phàng (xã Lùng Sui, huyện Si Ma Cai) đã quá quen với những con gà đen sì từ đầu đến chân, cả ngày kiếm ăn tha thẩn quanh sân vườn. Trong thôn, nhà nào cũng nuôi, song nhiều lắm chỉ đôi ba chục con, thi thoảng khi nhà có việc mới mổ thịt, chứ chẳng ai nghĩ tới nuôi gà để làm giàu.

Cho đến năm 2015, khi bắt đầu có dự án của huyện đưa giống gà đen bản địa về phát triển, anh Sanh mới biết đây là giống gà quý hiếm, đã được bảo tồn gen thành công, giờ quay về nhân rộng cho chính quê hương vùng cao này. Tháng 8/2019, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai tiếp tục đẩy mạnh mở rộng, cấp thêm cho anh 170 con gà đen giống thuần, đến nay  con nào con ấy khỏe mạnh, mấy tuần nữa bán đi cũng đủ cho cả gia đình có một cái Tết đủ đầy.

Anh Sanh chia sẻ: “Trước đây, chúng tôi cũng nuôi nhưng ít, lẻ tẻ, chưa tập trung. Giờ nhiều người hỏi mua nhưng cũng chưa nhiều, thi thoảng bán một vài con, giá cả tăng nên chúng tôi cũng muốn nuôi nhiều hơn”.

Ông Hảng Seo Toán, Chủ tịch UBND xã Lùng Sui, cho biết, vài năm trở lại đây, khi mô hình chăn nuôi gà đen được áp dụng đã góp phần tích cực giúp bà con phát triển kinh tế. Đến nay, toàn xã đã có trên 60 hộ nuôi giống gà này.

Theo ông Toán, nuôi gà đen rất dễ, ở Lùng Sui hầu như nhà nào cũng có vườn cây ăn quả, chỉ cần rào quây lại cho gà “ăn dưới đất, ngủ trên cây”, như thế gà sẵn có không gian rộng rãi để “tập thể dục”, giúp thịt thêm săn chắc, phân gà thải ra lại bón trực tiếp cho cây thêm tốt. Chưa kể, ở Lùng Sui, nhiều hộ gia đình lực lượng lao động chính đi làm thuê xa nhà, nên chỉ còn lại người già, trẻ nhỏ, “lấy ngắn nuôi dài” từ nuôi gà đen với những hộ neo người là hết sức khả thi. Cùng với đó, sẵn thóc, ngô cứ tung ra cho ăn là chúng lớn, trong khi thịt gà đen ngoài thị trường luôn cho giá cao.

“Hiện nay trên thị trường, 1kg gà đen có thể bán được 180.000 - 200.000 đồng, mỗi lứa bình quân 1 hộ có thể thu về 20-30 triệu đồng. Từ nay đến năm 2020, xã phấn đấu mỗi hộ 1 năm nuôi  3-4 lứa để làm sao luân phiên lúc nào cũng có gà xuất bán, ổn định kinh tế cho người dân.

Xã xác định chăn nuôi gà đen có thể làm thay đổi bộ mặt nông thôn, đặc biệt là thay đổi từ cách làm lạc hậu của người dân trước đây sang hình thức mới, chăn nuôi với quy mô lớn hơn”, ông  Toán nói.

Xây dựng sản phẩm OCOP

Theo ông Chu Hoàng Nguyện, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai, cái hay của loài gà này ở chỗ, chúng vốn là giống gà của chính người Mông, nên rất phù hợp với khí hậu, cũng như cách nuôi chăn thả của người vùng cao. Thực tế ghi nhận, tỷ lệ sống, thích nghi của gà đen bản địa rất cao, gần như tuyệt đối, khác hẳn các giống gà lai khác cùng nuôi tại địa phương.

Đặc biệt, gà đen bản địa khác hoàn toàn với loài gà ác dù cùng thịt đen, xương đen, nhưng vẫn dễ dàng phân biệt nhờ các đặc điểm nổi bật như sở hữu mào đen, chân nhỏ và chỉ có 4 ngón. Thêm vào đó, so với gà ác thì gà đen bản địa thuộc hàng “đẳng cấp”, mang tính đặc trưng của địa phương hơn nhiều.

Ông Nguyện cho biết: “Hay nhất ở đây là gà đặc sản, chất lượng thịt thơm ngon, độ dinh dưỡng rất cao, đặc trưng nữa là tất cả cơ thể gà đều có màu đen tạo ra loại đặc sản hiếm có, đó là những điều kiện cần thiết để xây dựng sản phẩm OCOP của địa phương cũng như của tỉnh trong giai đoạn tới”.

Sau thành công bước đầu tại Si Ma Cai, tới đây mô hình chăn nuôi gà đen sẽ được mở rộng ra các địa bàn vùng cao khác của tỉnh Lào Cai, hứa hẹn mở ra hướng sinh kế mới cho đồng bào, từ bán thịt, bán giống đến bán thành phẩm vốn gắn với thương hiệu sẵn có của Lào Cai, như: gà đen hầm tam thất Si Ma Cai, phở gà đen Bắc Hà, gà đen gác bếp… Khi đó, nhiều người vùng cao có lẽ chẳng cần đi đâu xa làm thuê, bởi “món hời” vốn dĩ nằm ngay ở dưới chân mình.

 

 

An Kiên
Ý kiến bạn đọc
  • Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Tổ chức chứng nhận Bureau Veritas trao chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng ở xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Đây là chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng đầu tiên lớn nhất ở Việt Nam và thế giới.

  • “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    Trải rộng cả một vùng đất đỏ bazan gần 100 ha là màu xanh của riềng đỏ, loại cây dễ trồng, dễ tiêu thụ, mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng tiêu chí tổ chức sản xuất và thu nhập của xã nông thôn mới Công Liêm (Nông Cống - Thanh Hóa).

  • Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top