Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 27 tháng 7 năm 2021 | 14:11

Một thương binh làm kinh tế giỏi, hăng hái cống hiến cho xã hội

Trên mảnh đất chưa đầy 4.000m2, thương binh 3/4 ở phường 1, TP Cà Mau đã làm giàu từ mô hình nuôi cá, ếch, ba ba. Không những thế, ông còn hăng hái truyền lửa cách mạng cho thế hệ mai sau.

Nuôi kiểu cuốn chiếu

Ở Cà Mau, nhiều người biết ông Lâm Anh Lữ, thương binh 3/4, cựu chiến binh thời kháng chiến chống Mỹ, hiện sinh sống tại 243C Lý Văn Lâm khóm 6, phường 1, TP Cà Mau.

Trong một trận đánh vào thị xã Cà Mau năm 1971, đơn vị biệt động của ông lọt vào trận địa phục kích của giặc, đại đội thương vong khá lớn. Thoát chết được trận chiến đó, nhưng những vết đạn M16 và miếng pháo của giặc đã lấy đi một phần sức khỏe của ông Lữ.

Hòa bình lập lại, công tác trong quân đội đến cấp trung úy, ông trở về địa phương làm nông nghiệp với mong muốn thoát nghèo. Nhưng phần đất của gia đình ông lại nằm sát bờ sông Cà Mau-Tắc Thủ nên bị phèn, mặn. Phải vay mượn tích cóp nhiều, tốn không biết bao công sức cải tạo, mảnh đất của ông mới thuần ngọt như bây giờ. Như trả công cho người nông dân chịu khó, từ mảnh đất lau sậy mặn phèn, phần đất của ông trở nên màu mỡ, giúp ông thoát đói nghèo và làm giàu.

Chục năm nay, bà con tiểu thương chợ nông sản phường 7, TP Cà Mau đã quen thuộc với hình ảnh một ông già khỏe khoắn, cứ mỗi chiều chạy xe máy thu gom rau củ hỏng, đầu tôm, cá cặn của các sạp. Những thứ đó, đối với ông Lữ, là nguồn tạo ra của cải. Chúng được phân loại băm nhỏ cho đàn cá, ếch ba ba, heo rừng của ông.

Hai ao lớn (có 1 ao thuê) rộng hơn 2.000m2, cứ 2-3 tháng thu hoạch xong là thả giống, mỗi đợt ông thu hoạch 2,5 - 3 tấn cá tra cá rô phi. Tính theo thời giá thấp nhất hiện nay là 28.000 đồng/kg, ông thu nhập 75-80 triệu đồng/lần thu hoạch. Mỗi năm thu hoạch cá kiểu cuốn chiếu như vậy 5-6 đợt, ông có thu 400-500 triệu đồng.

Trên mặt ao, ông bao lưới thả hàng chục ngàn con ếch, mỗi tháng bổ sung ếch giống mới, ông Lữ lại có ếch bán cho các vựa, lái thu mua. Từ đầu năm đến nay, dịch Covid-19 hoành hành khiến bao nhà nông khác lao đao. Nhưng ngày nào ông cũng lựa bán 20kg ếch (loại 6 con/kg) cho các vựa vào tận nơi thu mua. Tính theo giá bình quân 48.000 đồng/kg, ông có thu gần 1 triệu đồng/ngày từ ếch.

n-1.jpg
 Ông Lâm Anh Lữ cho cá ăn.
n-2.jpg
Với giá từ 160.000 đến 220.00 đồng/ kg, đàn ba ba của ông Lữ mỗi tháng cho thu vài chục triệu đồng. Chưa kể mỗi ngày đều đặn ông thu tiền triệu   từ bán 20 kg ếch thịt.
n-3.jpg
Ông Lữ đang gây giống lại đàn lợn rừng. Trước khi xảy ra dịch tả lợn châu Phi, đàn heo rừng gần 300 con của ông thu lợi vài trăm triệu đồng/năm.

 

Chưa kể, mấy ao nhỏ khác kèm hàng chục hồ xi măng trên bờ, ông nuôi hàng chục ngàn con ba ba theo kiểu cuốn chiếu, hàng tháng ông có vài chục ký ba ba từ 1 -1,5kg để bán. Với giá 160.000 - 220.000 đồng/kg ba ba như hiện nay, mỗi tháng  ông thu về hàng chục triệu đồng. 

Cái ông tiếc nhất là đàn heo rừng hơn 200 con nuôi nhiều năm bị chết trong đợt dịch tả lợn châu phi vừa qua. Nếu không, mỗi năm ông cầm chắc thêm vài trăm triệu nữa.

Bí quyết của ông, chính là nuôi cuốn chiếu, lấy công làm lời, lấy ít nuôi nhiều. Quan trọng hơn là phải chịu thương chịu khó.

 

Truyền lửa cách mạng cho thế hệ mai sau

Nhờ có nguồn thu ổn định từ trang trại, ông Lữ có điều kiện nuôi các con học hành đến nơi đến chốn. Hai con là bác sỹ Đông y, 1 con là bác sỹ làm việc tại Bệnh viện Cà Mau, 1 con làm giảng viên Đại học Bình Dương, 1 con làm ở ngân hàng. Người còn lại ở ấp Đường Đàom xã Hồ Thị Kỷ, Thới Bình, học theo ông, làm giàu từ VAC. Trước nhà, ông xây cho các con một phòng mạch và bãi đỗ rửa xe hàng nghìn mét vuông. Dạy con thành tài phục vụ đất nước, ông vẫn chưa mãn ý. Ông còn mong muốn truyền ngọn lửa cách mạng cho các thế hệ sau.

Được ông Nguyễn Hoàng Dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh TP. Cà Mau giới thiệu, chúng tôi mới được biết ông Lữ đang đứng ra vận động xây dựng một công trình ghi dấu truyền thống cách mạng của quân dân TP. Cà Mau những năm chống Mỹ.

Hỏi thêm mới biết, chục năm nay, mỗi dịp 30/4 và lễ 2/9, với nguồn kinh phí của ông là chính, hơn 300 đồng đội còn sống đều tề tựu đến nhà ông dùng bữa cơm đồng đội. Vừa gặp mặt, vừa ôn lại kỷ niệm một thời đạn bom, vừa giáo dục cho con cháu về sự hy sinh anh dũng của các thế hệ đi trước. Rồi một ý tưởng của người đồng đội ở đội biệt động, mọi người đều mong muốn có một “Nhà kỷ niệm vùng căn cứ kháng chiến chống Mỹ cứu nước hướng Bắc thị xã Cà Mau” đặt tại căn cứ năm xưa ở ấp Ngã Bát, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình với dự toán 450 triệu đồng.

Mọi người đồng lòng nhưng chưa có kinh phí, ông xuất ngay 220 triệu tiền mặt và đứng ra quyên góp. Con cháu những đồng đội cũ thành đạt nghe được, vội bắn tin cam đoan với ông sẽ ủng hộ phần còn lại. Vậy là nhà kỷ niệm đã được gấp rút thi công. Ông thông tin, nhà kỷ niệm này diện tích 9mx13,5m, tưởng niệm hơn 100 liệt sỹ đã hy sinh, hình ảnh các Mẹ VNAH, trưng bày lịch sử của các đơn vị: Thị ủy, lực lượng vũ trang thị xã Cà Mau đã đóng quân chiến đấu từ năm 1961 (thời điểm cách mạng thành lập Thị xã Cà Mau) đến ngày toàn thắng 30/4/1975.

n4.jpg
Ông Lữ cho xem mẫu công trình “Nhà kỷ niệm vùng căn cứ kháng chiến chống Mỹ cứu nước hướng Bắc thị xã Cà Mau” với dự toán 450 triệu đồng. 
n-5.jpgÔng Lâm Anh Lữ và đồng đội ở đại đội Biệt động thị xã Cà Mau bên công trình “Nhà tưởng niệm” ở xã Hồ Thị Kỷ, tháng 6/2021.

 

Đại tá Nguyễn Thế Hùng, nguyên Chỉ huy phó Chính trị Bộ CHQS Tỉnh Bạc Liêu, một đồng đội mấy chục năm với ông, khẳng định: “Ông Lâm Anh Lữ là cán bộ trí thức trung kiên, rời bỏ thị xã vào vùng kháng chiến cầm súng theo cách mạng. Cùng ăn, cùng ở, cùng làm với dân, chịu thương chịu khó nên hiểu đất sẽ không phụ người. Và càng hiểu hơn giá trị của hòa bình, nên trăn trở của ông Lữ là tận đáy lòng của một người lính trận với quê hương”.

Còn ông Lê Minh Thăng, Phó chủ tịch Hội Người cao tuổi Phường 1 thì tấm tắc: "Thời chiến, ông Lữ là người lính Cụ Hồ kiên trung với Ðảng, với dân và giữ nhiều cương vị quan trọng. Thời bình, ông tích cực lao động sản xuất, hăng hái cống hiến cho xã hội".

Thấy tôi cứ chăm chú vào những tấm huân, huy chương do Đảng, Nhà nước trao tặng, nhiều bài báo viết về đơn vị biệt động thị xã Cà Mau được ông trang trọng treo trong tủ kính, ông cười, cả đời ông học theo lời Bác dạy, thời chiến là “Không có gì quí hơn độc lập tự do” nên ông theo Đảng chiến đấu đến cùng. Thời bình, ông học câu nói của Bác: “Thương binh tàn nhưng không phế”, để tiếp tục cống hiến nốt quãng đời còn lại cho đất nước.

 

 

Biểu Quân
Ý kiến bạn đọc
  • Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Tổ chức chứng nhận Bureau Veritas trao chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng ở xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Đây là chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng đầu tiên lớn nhất ở Việt Nam và thế giới.

  • “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    Trải rộng cả một vùng đất đỏ bazan gần 100 ha là màu xanh của riềng đỏ, loại cây dễ trồng, dễ tiêu thụ, mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng tiêu chí tổ chức sản xuất và thu nhập của xã nông thôn mới Công Liêm (Nông Cống - Thanh Hóa).

  • Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top