Có rất nhiều người thành công từ mô hình nuôi gà. Tuy nhiên, với chủ trang trại Nguyễn Văn Chung tại xóm 4 xã Thanh Phong (huyện Thanh Chương, Nghệ An), việc nuôi gà trên nước và thành công là “nước đi” ít người nghĩ tới.
Về xã Thanh Phong, những ngày nắng đượm cả góc hồ. Mô hình nuôi gà trên nước của anh Chung nức danh xứ Nhút này.
Nắng tháng 3 Xứ Nghệ rọi xuống mặt hồ, phản chiếu sự yên ả cả một vùng quê nơi này. Tới đây, ta như lạc vào thế giới khác, êm dịu đến lạ. Bốn bề cây cối um tùm, hiện ra là trang trại hơn 1 ha, và điều kì lạ là chỉ dùng nuôi gà, nhưng lại là nuôi trên nước. Thoạt đầu nghe có vẻ vô lí, nhưng đây là sự thật mà người đàn ông ngoại tứ tuần đang "chăm bẵm" sự đam mê của mình. Nuôi gà không dễ, cũng chẳng khó, nhưng nuôi gà trên nước thì có lẽ... giờ tôi mới tận mắt chứng kiến.
Kì lạ... mô hình nuôi gà đẻ trứng trên nước (xã Thanh Phong, huyện Thanh Chương, Nghệ An)
Lênh đênh trên mặt hồ 4 ha, gà ở đây không chạy bộ mà nuôi tập trung trong chuồng trại. Trong nhà, sàn nhà nơi gà được nuôi, dưới đấy được khoét một hố to, vì thế nên mát về mùa hè. Anh nhận thấy, nhiệt độ chuồng nuôi phải luôn ổn định và giữ cho gà không bị ảnh hưởng bởi tiếng động của môi trường bên ngoài là yếu tố quan trọng hạn chế dịch bệnh, giúp đàn gà phát triển nhanh. Bởi vậy, anh đã xây nhà cho gà đẻ trứng ở nhưng lại xây trên mặt nước. Những cái trụ được đâm thẳng từ dưới nước, khu chuồng trại 1 ha được anh xây dựng cách nhiệt, hệ thống quạt gió hoạt động liên tục nhằm bảo đảm nhiệt độ từ 270C - 290C. Đặc biệt, anh Chung còn cho gà nghe nhạc.
Với tổng chuồng là 7.000 con, hiện tại, anh Chung đang cho 3.500 con gà đẻ trứng nghe nhạc trên nước. Với con giống nhập từ Hải Phòng, gà giống cũng chẳng hề rẻ, tận đến 120.000đ/con, anh phải nuôi từ 18 đến 20 tuần gà mới băt đầu đẻ. Suốt thời gian đó, ngày nào anh cũng cho gà nghe nhạc, anh tâm sự: “đối với tôi, ngày nào gà kêu đói ăn là ngày đó tôi hạnh phúc”.
Theo anh, nuôi gà ánh sáng cực kì quan trọng đối với nuôi gà, những bản nhạc anh thường mở vào lúc sáng sớm và buổi trưa, với mục đích, đơn giản là giảm stress cho gà, để gà không giật mình bởi những tiếng động lạ, thư giãn hơn, để từ đó việc đẻ trứng trở nên dễ dàng hơn. Anh thông tin, phải đến 90% những con gà của anh nuôi đều đẻ trứng, trung bình một con đẻ từ 200 đến 250 quả thì sẽ nghỉ, và đem bán gà thịt.
Những quả trứng gà đỏ tươi, lòng đỏ nhiều, vỏ dày, nhiêu chất dinh dưỡng, là thành quả của người đàn ông ngoại tứ tuần thu được.
Anh cho biết, trong mùa gà đẻ, mỗi ngày anh thu hoạch được 3.000 quả, trung bình mỗi quả giá 1.300 đồng/quả, tính ra, hàng tháng anh thu về hàng trăm triệu đồng. Trưởng thành từ dân xây dựng, nhưng vì đam mê anh Chung đã xây dựng thành công mô hình nuôi gà trên nước, kết hợp với cho gà nghe nhạc. Bỏ ra một lúc hàng tỷ đồng để theo đuổi đam mê, cũng chẳng biết trước được thành công hay thất bại, nhưng với bản lĩnh, anh đã phát triển đam mê thành trang trại nuôi gà trên nước đầu tiên tại Thanh Chương.
Nuôi gà đẻ trứng nghe nhạc ta có thể nghe rồi, gà chạy bộ thì cũng chẳng xa lạ, nhưng nuôi gà đẻ trứng trên nước mới là “độc”, “lạ”. Nhưng cũng chính vì sự mạnh dạn, cũng vì những yếu tố độc lạ đó bước đầu đã mang đến thành công cho người đàn ông ngoài tứ tuần dám thay đổi đam mê của mình.
"Mỗi lần nghe tiếng gà kêu đói là tôi thấy hạnh phúc" - anh Nguyễn Văn Chung tâm sự.
Hiện, những quả trứng gà từ mô hình nuôi gà trên nước, kết hợp nghe nhạc được các nhà hàng, khách sạn hay siêu thị trong và ngoài huyện thu mua. Rồi đây, những quả trứng gà thơm ngon, lòng đỏ nhiều, vỏ dày... sẽ được người dân tin dùng như đam mê của anh vẫn âm ỉ cháy, không ngừng nghỉ.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.