Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 8 tháng 3 năm 2021 | 22:8

Nghệ An: Làm giàu từ mô hình chăn nuôi tổng hợp

Bằng niềm đam mê, sự nhạy bén và đầu tư nghiêm túc. Hiện nay, trang trại chăn nuôi tổng hợp của anh Trần Xuân Hà ở xóm 8, xã Hưng Yên Nam, Hưng Nguyên đang hoạt động rất năng suất và hiệu quả với doanh thu gần 800 triệu đồng mỗi năm.

Trong một ngày đầu xuân năm mới, chúng tôi có dịp đến thăm mô hình trang trại chăn nuôi tổng hợp của anh Trần Xuân Hà ở xóm 8, xã Hưng Yên Nam, Hưng Nguyên. Một doanh nhân bất động sản nhưng lại có niềm đam mê đặc biệt với nghề nông. Đón chúng tôi bằng nụ cười rạng rỡ bên ly trà chào xuân nghe anh chia sẻ về niềm đam mê và khát vọng xây dựng, làm giàu trên chính quê hương.

 

Mỗi năm trang trại anh xuất ra thị trường gần 11 nghìn con vịt thương phẩm, hơn 120 tấn lợn hơi, gần 300 con dê, cùng 3 tấn cá trắm, chép
Mỗi năm trang trại anh xuất ra thị trường gần 11 nghìn con vịt thương phẩm, hơn 120 tấn lợn hơi, gần 300 con dê, cùng 3 tấn cá trắm, chép

 

Trước khi trở thành một doanh nghiệp bất động sản anh đã có thời gian rèn luyện trong quân ngũ và hơn 5 năm phục vụ trong trung tâm cai nghiện của tỉnh. Nhưng với niềm đam mê với nghề nông và những kinh nghiệm có được trong những năm rèn luyện trong môi trường quân ngũ, năm 2010, anh đã chủ động đề nghị với UBND xã cho phép được đấu thầu vùng đất hoang 2,5ha cằn cỗi dưới chân đập Thanh Điền để làm mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi tổng hợp. Thời gian đầu, gia đình anh chỉ nuôi với quy mô nhỏ mục đích chính là phục vụ gia đình và để thõa mãn niềm đam mê nhưng sau nhận thấy mô hình có hiệu quả, cho năng suất kinh tế cao nên anh tiếp tục mở rộng trang trại với quy mô lớn hơn, thuê công nhân về phụ giúp công việc chăn nuôi

Dẫn chúng tôi tham quan 1 vòng trang trại anh Hà tậm sự: “Việc chăn nuôi nhiều loại vật nuôi giúp anh có thêm kiến thức rộng hơn và tùy theo tình hình nhu cầu thị trường mà anh tập trung nuôi những vật nuôi đang có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, để chăn nuôi có hiệu quả, ngoài kiến thức sẵn có thì phải làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh; thực hiện tốt quy định về tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi và thường xuyên vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng. Nhờ đó mà trang trại ít bị dịch bệnh, phát triển tốt".

 

Trang trại anh luôn duy trì 100 con lợn thịt, 100 con dê trong chuồng
Trang trại anh luôn duy trì 100 con lợn thịt, 100 con dê trong chuồng

 

Sau hơn 10 năm chăn nuôi, đến nay, trang trại của anh luôn duy trì hơn 3.000 con vịt, 100 con lợn, 100 con dê và sắp tới đây anh sẽ đầu tư thêm chuồng trại để tăng số lượng đàn lên. Riêng với mô hình nuôi cá, nhằm mục đích tận thu tận canh anh đã cải tạo lại diện tích ao hơn 1ha nuôi vịt để thả thêm cá trắm, cá chép. Mỗi năm ao cho thu hoạch 2 vụ lãi khoảng gần 100 triệu đồng sau khi đã trừ các khoản chi phí đầu tư.

Anh Hà cho biết: “trung bình mỗi năm, trang trại anh xuất ra thị trường gần 11 nghìn con vịt thương phẩm, hơn 120 tấn lợn hơi, gần 300 con dê, cùng 3 tấn cá trắm, chép. Sau khi trừ hết chi phí, lãi gần 800 triệu đồng và giải quyết công ăn việc làm thời vụ cho 2 lao động tại địa phương. Trước đây phải tự tìm kiếm thị trường nhưng giờ chỉ cần điện thoại là thương lái có mặt để thu gom đưa đi các nơi tiêu thụ”.

 

Hệ thống chuồng trại luôn được khử khuẩn phòng dịch bệnh
Hệ thống chuồng trại luôn được khử khuẩn phòng dịch bệnh.

 

Nói về dự định trong thời gian tới, anh Trần Xuân Hà cho biết, gia đình sẽ tiếp tục đầu tư phát triển chăn nuôi các loại con nuôi có giá trị thu nhập cao, đặc biệt là chăn nuôi theo quy trình VietGAP. Nhằm xây dựng trang trại thành một mô hình kinh tế điểm của toàn xã. Vì vậy, anh rất mong các cấp chính quyền có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích cho các chủ trang trại tập trung phát triển kinh tế trang trại.

Thành công từ mô hình trang trại tổng hợp của gia đình anh Hà, góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế của gia đình cũng như ngành chăn nuôi địa phương. Sự thành công ấy rất cần được phổ biến nhân rộng không chỉ tại địa phương mà tới các địa phương khác trong tỉnh.

 

Ngọc Lan
Ý kiến bạn đọc
  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top