Vụ hè thu, vụ mùa năm 2017, bệnh lùn sọc đen hại lúa tái bùng phát và gây thiệt hại nặng ở một số tỉnh phía Bắc, nhiều diện tích bị bệnh nặng không cho thu hoạch.
Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, vụ hè thu và vụ mùa 2018, nguy cơ bệnh lùn sọc đen bùng phát là rất lớn.
Trong vụ đông xuân 2017-2018, bệnh lùn sọc đen đã xuất hiện rải rác trên lúa từ giai đoạn đẻ nhánh đến phát triển đòng tại các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Bắc Kạn, Hòa Bình, Hải Duơng, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh...; đồng thời phát hiện nhiều mẫu rầy lưng trắng mang virus gây bệnh. Do vậy, bệnh lùn sọc đen có nguy cơ bùng phát thành dịch, gây hại nghiêm trọng trên lúa vụ hè thu, vụ mùa 2018 là rất cao nếu không có các biện pháp phòng trừ kịp thời.
Để chủ động phòng chống bệnh lùn sọc đen hại lúa hiệu quả, bảo vệ lúa vụ hè thu, vụ mùa 2018, hạn chế thấp nhất thiệt hại gây ra, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố phía Bắc và các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung chỉ đạo ủy ban nhân dân các cấp, các ban ngành, cơ quan chuyên môn của địa phuơng tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 9556/CT-BNN-BVTV, ngày 15/11/2017 về việc tăng cuờng công tác phòng trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa ở địa phuơng. Đồng thời, áp dụng các biện pháp phòng chống rầy lưng trắng và bệnh lùn sọc đen theo quy trình, sổ tay hướng dẫn do Cục Bảo vệ thực vật ban hành.
Bộ trưởng cũng đề nghị các đơn vị cơ sở tiếp tục theo dõi, điều tra phát hiện và đánh giá tỷ lệ bệnh lùn sọc đen trên lúa đông xuân từ nay đến cuối vụ để có phương án phòng chống bệnh cho vụ hè thu, vụ mùa 2018.
Theo đó, các địa phương khẩn trương hoàn thiện hệ thống bẫy đèn để giám sát rầy lưng trắng và thu mẫu rầy vào đèn giám định virus. Hạn chế hoặc không đưa vào cơ cấu giống tại địa phương những giống lúa đã bị nhiễm bệnh lùn sọc đen, giống nhiễm rầy nhất là vùng đã bị nhiễm bệnh lùn sọc đen nặng; tăng cường sử dụng các giống kháng, chống chịu hoặc ít nhiễm rầy lưng trắng.
Đối với các vùng có áp lực bệnh cao như vụ trước bị hại nặng, vụ đông xuân 2017-2018 đã xuất hiện triệu chứng bệnh hoặc giám định dương tính với bệnh lùn sọc đen, cần tiến hành che phủ mạ bằng lưới mắt dầy để che chắn rầy, xử lý hạt giống và phun tiễn chân mạ trước khi cấy.
Mặt khác, phải tiêu hủy toàn bộ ruộng mạ khi phát hiện mạ bị bệnh lùn sọc đen và gieo mạ khác thay thế.
Khi phát hiện lúa bị bệnh, rầy lưng trắng nhiễm virus lùn sọc đen, cần tổ chức khoanh vùng và áp dụng biện pháp phòng trừ rầy, tiêu hủy nguồn bệnh kịp thời.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT giao Cục Bảo vệ thực vật tiếp tục hướng dẫn Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật các tỉnh tăng cường điều tra, phát hiện sớm rầy lưng trắng, bệnh lùn sọc đen và chủ động áp dụng các biện pháp phòng trừ; hỗ trợ các địa phương giám định nhanh rầy mang virus gây bệnh lùn sọc đen. Đồng thời, phân công cán bộ phụ trách hỗ trợ việc kiểm tra, giám sát tình hình bệnh ở các tỉnh trọng điểm.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.