Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 28 tháng 7 năm 2021 | 0:43

Nhà vườn ở Mê Linh chủ động vừa chống dịch, vừa sản xuất hiệu quả

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, người dân xã Mê Linh (Mê Linh - Hà Nội) đã chủ động vừa chống dịch, vừa sản xuất sao cho hiệu quả, không ngừng cung cấp những nhành hoa, chậu hoa đẹp cho thành phố.

Chủ động cắt giảm chi phí

Về thôn Hạ Lôi (xã Mê Linh), chúng tôi vẫn được chiêm ngưỡng những cánh đồng ngập tràn các loài hoa, từ hoa đang trồng bạt ngàn ngoài ruộng, tới các chậu hoa đa sắc, đa dạng được chăm sóc trong các vườn nhà; nhiều loài hoa quý đã được người dân nơi đây không ngừng sáng tạo, chăm sóc để cung cấp cho thị trường.

Những năm gần đây, mô hình hoa nhà vườn khá phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho bà con và người đam mê làm vườn nơi đây.

Nhà vườn hoa Tài Lý (Hạ Lôi) có nhiều loài hoa quý như: hoa lan, hồng pháp, hồng cổ,… đua nhau khoe sắc; những mầm chồi non đang được chủ nhân chăm sóc một cách cầu kỳ, tỷ mỷ,luôn muốn vươn mình sánh cùng những nhành hoa anh chị.

Ông Phạm Đức Tài, chủ nhà vườn Tài Lý, cho biết: "Hiện nay,  chúng tôi có hơn 10.000 chậu hoa hồng, hoa lan có khoảng 6.000 cành, tổng giá trị đạt trên 2 tỷ đồng. Những năm trước, việc sản xuất kinh doanh hoa luôn diễn ra tấp nập, người làm vườn cứ làm vườn, người kinh doanh hoa cứ kinh doanh, thu nhập của người làm hoa đạt khá cao so với các lĩnh vực trồng trọt khác.

 

dm.jpg
Ông Phạm Đức Tài, chủ  vườn hoa Tài Lý (Hạ Lôi, Mê Linh) đang chăm sóc hoa.

Năm nay, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khiến tình hình kinh doanh hoa  bị chậm lại, vận tải hàng hóa  khó khăn, người tiêu dùng ít mua sắm hơn,... Để khắc phục khó khăn, thời gian này, chúng tôi đã phải cắt giảm lao động làm thuê (nếu như trước đây, mỗi tháng gia đình phải thuê lao động chăm sóc hoa khoảng 20 triệu đồng thì nay việc ấy đều do các thành viên trong gia đình đảm nhiệm).

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng hạn chế đầu tư, chỉ đầu tư có trọng điểm, nhằm đảm bảo sự ổn định và hiệu quả trong sản xuất. Ngoài ra, chúng tôi còn đẩy mạnh hơn nữa việc bán hàng online nhằm vừa tiêu thụ sản phẩm, vừa đảm bảo tốt công tác chống dịch. Chúng tôi xác định làm tốt việc phòng chống dịch là vừa ích lợi  cho gia đình, vừa ích lợi cho xã hội".

 

Cần thêm sự giúp đỡ của các cấp, các Hội

Hội Làm vườn xã Mê Linh đã tập hợp của các hộ kinh doanh hoa trên địa bàn, được thành lập năm 2003, ban đầu có 10 hội viên, tới nay, số thành viên lên tới hơn 20 hộ gia đình.

Ông Phạm Đức Tài, Chủ tịch Hội Làm vườn xã chia sẻ, do nhu cầu mở rộng sản xuất, hiện nay, một số hội viên đã tỏa đi nhiều vùng trên cả nước để thuê đất trồng hoa như   Sa Pa (Lào Cai), Mộc Châu (Sơn La), Đà Lạt (Lâm Đồng),…

Mặc dù vậy, hàng năm Hội đều triển khai họp với hội viên khoảng 4 lần. Trong quá trình sinh hoạt Hội, ngoài việc trao đổi kinh nghiệm, hội viên còn động viên nhau chấp hành tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; hội viên luôn tích cực đóng góp ủng hộ các quỹ do chính quyền địa phương phát động như: Quỹ khuyến học, Quỹ phòng chống lụt bão, Quỹ phòng vắc - xin phòng, chống dịch Covid - 19,…

 

lãnh-đạo-thành-ủy-hà-nội-thăm-nhà-vườn-hoa-tài-lý-trong-buổi-kiểm-tra-chương-trình-02-ctrtu-tại-huyện-mê-linh.jpg
Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội thăm Nhà vườn hoa Tài Lý trong buổi kiểm tra Chương trình 02-CTrTU tại huyện Mê Linh.

“Đại diện cho anh em trong Hội, tôi mong muốn phía ngân hàng sớm có chính sách giãn nợ để các hộ trồng hoa bớt khó khăn hơn; đề nghị khuyến nông huyện thường xuyên có khuyến cáo cụ thể về các loại thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo chất lượng để người dân biết, tránh sử dụng phải thuốc không rõ nguồn gốc, ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của hoa. Đồng thời, chúng tôi mong tiếp tục được sự quan tâm nhiều hơn của chính quyền địa phương, của các cấp, ngành, hội đoàn thể để kinh tế hộ ngày càng phát triển”, ông Tài nói.

Ông Phạm Văn Tiến, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn xã Mê Linh cũng chia sẻ, dù hoạt động độc lập, tự nguyện nhưng hội viên vẫn tích cực tham gia phong trào phát triển kinh tế VAC, cùng giúp nhau làm giàu. Các hội viên đều mong muốn xây dựng Hội ngày càng lớn mạnh,  việc sản xuất kinh doanh ngày thêm hiệu quả.

Khó khăn là vậy nhưng những người làm vườn Mê Linh vẫn tìm ra cách thích ứng. Nhà vườn mong muốn được tiếp cận nhiều với khoa học kỹ thuật, tạo ra nhiều loại hoa mới làm đẹp cho đời, làm giàu cho chính mình trong tương lai.

 

(Bài viết tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

 

 

Hữu Thắng
Ý kiến bạn đọc
  • Cây trồng “khát” nước, người dân như ngồi trên đống lửa

    Cây trồng “khát” nước, người dân như ngồi trên đống lửa

    Mới đầu hè, các huyện miền núi tỉnh Phú Yên như Sông Hinh, Sơn Hoà, Đồng Xuân đã đối mặt với “cơn khát”, khi nhiều ao hồ khô cạn, cây trồng thiếu nước...

  • Đồng Nai chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa

    Đồng Nai chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa

    Tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Kế hoạch số 145 về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn năm 2024, nhằm thực hiện việc chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả, không đảm bảo nước tưới, năng suất thấp sang trồng các loại cây hàng năm, lâu năm và nuôi trồng thuỷ sản để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho các hộ sản xuất.

  • Bá Thước trao sinh kế cho người nghèo phát triển sản xuất

    Bá Thước trao sinh kế cho người nghèo phát triển sản xuất

    Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã và đang nỗ lực triển khai các mô hình hỗ trợ sinh kế, bước đầu đạt kết quả khả quan, tạo động lực cho người dân trong hành trình thoát nghèo.

Top