Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 23 tháng 4 năm 2019 | 23:38

Nhiều dấu hiệu sai phạm tại ĐH Thái Nguyên: Lách luật mở ngành Luật?

Để đủ điều kiện mở ngành Luật, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh (Đại học Thái Nguyên) đã ký hợp đồng với ông Nguyễn Văn Quý, sinh năm 1949, nghỉ hưu năm 2011, tiến sĩ luật, làm giảng viên cơ hữu.

20190418_155944.jpg
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh (Đại học Thái Nguyên) có dấu hiệu sai phạm trong mở ngành Luật.

 

Theo phản ánh của bạn đọc, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh (Đại học Thái Nguyên) tại thời điểm mở ngành luật không đủ điều kiện về nhân sự theo khoản 1, Điều 2, Thông tư 08/2011/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT (nay là Thông tư 22/2017/TT-BGDÐT) phải có 1 giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ và 03 giảng viên có trình độ thạc sĩ đúng ngành đăng ký. Do vậy, Trường này đã ký hợp đồng với ông Nguyễn Văn Quý, sinh năm 1949, cán bộ ngành công an đã nghỉ hưu, làm giảng viên cơ hữu để đủ điều kiện mở ngành Luật.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Quý (sinh năm 1949) cho biết: Tôi làm bên ngành công an, năm 2011 thì nghỉ hưu. Năm 2013,  bên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh đặt vấn đề trường đang có nhu cầu mở ngành Luật, thấy tôi có bằng cấp lại từng là thầy giáo nên mời tôi làm giảng viên cơ hữu. Chính tôi cùng với Hiệu trưởng của trường xuống Hà Nội xin mở ngành Luật.

ong-quý-ok.png

 ong-quy-ok31.jpg

Trong thông báo biểu mẫu 20 công khai thông tin về đội ngũ giảng viên cơ hữu năm học 2018 - 2019 của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh có tên ông Nguyễn Văn Quý. 

 

Cũng theo ông Quý, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh ký hợp đồng với ông thời gian một năm, cứ hết hợp đồng lại ký mới. Thi thoảng ông vào trường dạy, nhưng chủ yếu là chấm bài thi, hướng dẫn sinh viên thực tập. Mỗi tháng trường trả cho ông 1,5 triệu đồng.

Ông Quý tâm sự, không biết trường ký như vậy có đúng không nhưng họ ký hợp đồng với tôi là giảng viên cơ hữu chứ không phải giảng viên thỉnh giảng. Trước khi ký hợp đồng tôi có hỏi, người về hưu có được ký hợp đồng làm giảng viên cơ hữu không, trường bảo là được.

Về vấn đề này, Đại học Thái Nguyên cho biết, năm 2013, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh mở ngành Luật theo Quyết định số 437/QĐ-ĐHTN ngày 02 tháng 5 năm 2013 của Giám đốc Đại học Thái Nguyên về việc cho phép mở ngành đào tạo trình độ đại học đối với Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh.

Nhà trường đã mở ngành theo đúng quy định cho phép tại khoản 1, Điều 2, Thông tư số 08/2011/TT-BGDĐT ngày 17 tháng 2 năm 2011 của Bộ GD&ĐT có 01 giảng viên có trình độ tiến sĩ và 03 giảng viên có trình độ thạc sĩ đúng chuyên ngành.

Theo danh sách giảng viên mà Đại học Thái Nguyên cung cấp cho Báo Kinh tế nông thôn có duy nhất ông Nguyễn Văn Quý (sinh năm 1949) là tiến sĩ luật. Trong thông báo biểu mẫu 20 công khai thông tin về đội ngũ giảng viên cơ hữu năm học 2018 - 2019 của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh cũng có tên ông Quý.

quý-ok-2.png

 Có phải do vô ý hay sợ phát hiện ông Quý không phải là giảng viên cơ hữu nên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh đã chuyển giới cho ông Quý?!

 

Theo quy định, “giảng viên cơ hữu của trường đại học công lập là viên chức được tuyển dụng, sử dụng và quản lý theo quy định của pháp luật về viên chức”.

Việc ông Nguyễn Văn Quý đã nghỉ hưu từ năm 2011, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh ký hợp đồng với ông Quý, trả thù lao 1,5 triệu đồng/tháng, như vậy,  ông Quý không phải là  viên chức, không được tuyển dụng theo quy định. Đại học Thái Nguyên nói ngành Luật, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh mở theo đúng quy định tại khoản 1, Điều 2, Thông tư số 08/2011/TT-BGDĐT ngày 17/2/2011 của Bộ GD&ĐT có 01 giảng viên có trình độ tiến sĩ (tức là ông Quý - PV) là sự bao biện?!

Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục tìm hiểu, thông tin về những dấu hiệu sai phạm của Đại học Thái Nguyên và rất mong Bộ GD&ĐT sớm vào cuộc làm rõ.

 

 

 

 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top