Mặc dù cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý nghiêm nhiều vụ vi phạm, tuy nhiên, tình trạng san lấp, phân lô, bán nền và xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp vẫn diễn ra tại nhiều địa phương.
Theo kết quả kiểm tra của cơ quan chức năng cho thấy, Công ty cổ phần tổng hợp Hoàng Hải có địa chỉ hiện nay ở Lô LK9-E45 Khu đô thị mới Đông Sơn, phường An Hưng (TP Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hóa), người đại diện theo pháp luật là ông Lê Văn Viên (Giám đốc Công ty) đã san lấp trái phép 4.800 m2 đất nông nghiệp trồng lúa tại thôn Đa Sỹ, xã Đông Vinh (TP Thanh Hoá) và dựng 2 trụ bê tông có diện tích (51,8m x 53m) là 2745,4m2.
Ngày 12/8, UBND TP Thanh Hoá đã ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty cổ phần tổng hợp Hoàng Hải với mức tiền phạt là 55 triệu đồng; đồng thời, buộc Công ty cổ phần tổng hợp Hoàng Hải tháo dỡ 2 hàng trụ bê tông có diện tích 2.745,4m2 và khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm tại diện tích 4.800 m2.
Tương tự, một xưởng sửa chữa xe ô tô được dựng trên khu vực đất nông nghiệp có diện tích khoảng 600 m2 nằm trên địa bàn phường Đông Cương (TP Thanh Hoá) đã ngang nhiên hoạt động nhiều tháng nay. Cơ quan chức năng cũng nắm biết việc này song chưa xử lý dứt điểm.
Theo đó, trên tuyến đường đi các huyện phía Tây tỉnh Thanh Hoá, đoạn qua địa bàn phường Đông Cương (TP Thanh Hoá), mặc dù là khu vực đất nông nghiệp thế nhưng xưởng sửa chữa ô tô vẫn ngang nhiên được dựng lên trên diện tích 600 m2. Sau khi người dân có ý kiến về sai phạm này, đến nay xưởng này vẫn hoạt động bình thường mà chưa bị cơ quan chức năng xử lý.
Được biết, chủ xưởng này tên T.V.T, xưởng hoạt động trên diện tích 600 m2. Đây là diện tích mà T.V.T thuê lại của người khác để mở xưởng. Để có thể vận hành hoạt động sửa chữa các loại xe lớn nhỏ, chủ xưởng đã đổ bê tông nền, dựng cột làm chòi lán… hàng ngày có nhiều loại xe lớn nhỏ đến xưởng này sửa chữa; xưởng được dựng lên tạm bợ, tập kết nhiều loại thiết bị...
Trao đổi với báo chí về nội dung này, ông Lê Văn Ngân (Chủ tịch UBND phường Đông Cương) và ông Lê Mạnh Hùng, Đội trưởng Đội kiểm tra quy tắc đô thị TP Thanh Hoá cho biết, khu vực trên là đất nông nghiệp, việc người dân đổ bê tông, dựng cọc làm lều để làm xưởng sửa chữa ô tô (mới đi vào hoạt động khoảng hơn 2 tháng nay) là sai. Trước đó, năm 2021, trên cùng khu đất nông nghiệp này, cơ quan chức năng đã có quyết định xử phạt hành chính đối với cá nhân tổ chức dựng lều lán để rửa xe, hoạt động trái phép.
Được biết, liên quan tới phản ánh của báo chí, thông tin từ Thành uỷ TP Thanh Hoá cho biết, đơn vị đã có văn bản gửi UBND TP Thanh Hoá đề nghị chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan và UBND phường Đông Cương khẩn trương kiểm tra, xử lý nghiêm trường hợp xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp theo nội dung của báo chí phản ánh.
Xây biệt phủ trên đất nông nghiệp
Vừa qua, UBND huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh vừa ra Quyết định số 2449/QĐ-XPHC ngày 12/8/2022 xử phạt hành chính bà Phan Thị Châu (trú tại thôn Tân Trù, xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân) số tiền 22,5 triệu đồng vì vi phạm trong lĩnh vực đất đai. Đồng thời, yêu cầu bà Châu phải tháo dỡ “biệt phủ” được xây trái phép trên đất nông nghiệp, khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
Ngày 3/8/2022, chính quyền xã Xuân Liên đã kiểm tra tại vị trí đất bà Phan Thị Châu thuê làm trang trại chăn nuôi ở thôn Tân Trù trên diện tích 1,4 ha.
Qua kiểm tra, chính quyền địa phương phát hiện bà Phan Thị Châu đã chuyển đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn với diện tích 1.078,4 m2. Đây là phần đất được UBND huyện Nghi Xuân cho bà Phan Thị Châu thuê để sử dụng vào mục đích đất nông nghiệp khác (xây dựng trang trại chăn nuôi) theo Quyết định số 357/QĐ-UBND ngày 20/3/2013 của UBND huyện.
Trên phần đất thực địa, bà Châu xây dựng 1 nhà sàn gỗ 2 tầng diện tích 301,8 m2; 1 nhà cột gỗ, xây tường bao rộng 197 m2; 1 nhà cột gỗ mới dựng rộng 78 m2; 1 móng công trình với diện tích 501,6 m2 sử dụng vào mục đích xây dựng các công trình phục vụ kinh doanh.
Từ những sai phạm trên, Phó Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân Nguyễn Viết Hưng đã ký Quyết định số 2449/QĐ-XPHC ngày 12/8/2022 xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Phan Thị Châu. Hình phạt bổ sung buộc bà Phan Thị Châu nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 7, Nghị định số 91/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
Thời điểm bắt đầu thực hiện hành vi vi phạm hành chính là từ ngày 01/3/2022; số lợi bất hợp pháp được xác định với số tiền 1.636.000 đồng; đồng thời, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.