Đại hội VII Hội Làm vườn (HLV) Việt Nam nhiệm kỳ 2020-2025 đã thành công tốt đẹp.
Chặng đường tiếp theo, với thời vận mới, khí thế mới và quyết tâm mới, chắc chắn Hội sẽ gặt hái được nhiều thành công từ những “hạt giống đỏ” của nhiệm kỳ này.
Quảng Ngãi: Kinh phí của Hội là vận động, xã hội hoá
Khép lại công việc của nhiệm kỳ qua, ông Đoàn Văn Nhân, Chủ tịch HLV Quảng Ngãi, cho biết, giai đoạn 2020 – 2025, Hội sẽ tiếp tục là thành viên quan trọng trong phong trào XDNTM của tỉnh. Hội viên có nhiều mô hình có giá trị kinh tế cao, nhất là vườn cây lâm nghiệp, vườn sinh vật cảnh. Sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, theo chuẩn VietGAP và GlobalGAP.
Theo tiêu chí trên, sẽ có nhiều hội viên thành công, nếu được đầu tư đúng hướng. Mặt khác, kinh tế vườn không còn mang tính tự cung, tự cấp mà đã thành sản phẩm hàng hoá, nhất là những sản phẩm OCOP. Sản phẩm chuyên canh, ví như, đã hình thành làng hoa cúc ở Nghĩa Hiệp, Nghĩa Mỹ. Làng chuyên sản xuất cây ăn quả ở xã Nghĩa Hành, trong đó có 5 loại cây đã được cấp chỉ dẫn địa lý: bưởi da xanh, sầu riêng, chôm chôm…
Hình thành vùng sản xuất theo hướng hữu cơ, ví như măng tây ở xã Đức Thắng, gạo hữu cơ ở xã Nghĩa Hành (huyện Mộ Đức). Đặc biêt, Hội còn có những chương trình như: ứng dụng tưới tiết kiệm trong sản xuất hành, tỏi ở đảo Lý Sơn, sản xuất đậu phụng (lạc), trồng cỏ nuôi bò trên đất cát ven biển ở Đức Phổ. Trồng hành tím ở Phổ An, Phổ Quang (thị xã Đức Phổ). Về chăn nuôi, trồng cỏ nuôi bò vỗ béo hướng thịt, gà vườn đồi ở các xã Tịnh Phong, Tịnh Ấn Đông (huyện Sơn Tịnh). Về thuỷ sản có cá bớp, cá chim trắng, cá bống…
Mặc dù đã đạt được khá nhiều thành công trong nhiệm kỳ qua và đặt nền móng vững chắc cho nhiệm kỳ tới, song, Hội vẫn còn nhiều mặt chưa thành công. Ví như, chưa tạo được liên kết chuỗi tiêu thụ, đầu vào, đầu ra sản phẩm tốt cho hội viên, nông dân, bà con vẫn đang phải tự lo là chính. Nhiều tiến bộ kỹ thuật cao Hội chưa nắm bắt tốt và chưa theo kịp hội viên, nông dân, họ làm nhanh hơn và triển khai trước Hội.
Thời gian tới, phải cập nhập nhanh hơn theo xu hướng thị trường, bỏ tính rập khuôn, khuôn mẫu. Trong khi tìm hướng đột phá, phải chấp nhận rủi ro, vì hiếm khi được chấp nhận ngay. Có như vậy, hoạt động Hội mới sôi nổi, hội viên nhìn vào đó mới tin tưởng, chung sức, chung lòng và cùng phấn đấu, thấy được giá trị của việc tham gia Hội…
“Ngoài ra, HLV Quảng Ngãi xác định Hội phải tự lực cánh sinh, không ỷ lại hay trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Các cấp Hội phải nỗ lực phấn đấu, có giải pháp và tìm được điều kiện tốt nhất để hoạt động. Đồng thời, đúc kết thành tựu theo thời gian từng năm trong nhiệm kỳ, để bổ sung kịp thời, phù hợp với định hướng, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Có một đặc trưng không riêng Quảng Ngãi la, Hội không có kinh phí để hoạt động, nhưng Quảng Ngãi có một “mẹo nhỏ” là, kêu gọi các kỹ sư, cán bộ có chuyên môn, nhà buôn bán giỏi, giàu tâm huyết, để hỗ trợ bà con kỹ thuật canh tác, tiêu thụ sản phẩm. Kinh phí của Hội chính là sự vận động, xã hội hoá tốt”, ông Nhân cho biết thêm.
Quảng Bình: Càng khó khăn, càng nỗ lực lớn
Đó là chia sẻ của ông Đặng Văn Thuỷ, Phó chủ tịch HLV tỉnh Quảng Bình. Hàng năm Hội được chính quyền địa phương cấp kinh phí hoạt động 40 triệu đồng/năm. Có 3 viên chức và 2 cán bộ được hưởng lương, mặc dù chế độ còn khiêm tốn, nhưng cán bộ Hội xác định phải củng cố, duy trì và phát triển cả 8/8 huyện thị, có tổ chức Hội vững chắc, số hội viên luôn ổn định ở mức 1 vạn người.
Do đặc thù địa phương canh tác khó khăn, thiên nhiên khắc nghiệt nên Hội vẫn xoáy vào trọng tâm dạy nghề cho học viên 3 - 4 lớp/năm. Năm 2019, được giao thêm nhiệm vụ xây dựng vườn mẫu theo mô hình Hà Tĩnh. Hộ nào đạt được 5 tiêu chí Vườn mẫu: Quy hoạch, môi trường, ứng dụng KHKT, thu nhập gấp 7 – 10 lần trồng lúa, sẽ được hỗ trợ 15 triệu đồng, kết quả đã có 3 mô hình thành công.
Khôi phục lại ao cá 3,5 ha sau trận lũ lịch sử trung tuần tháng 10 vừa qua tại huyện Lệ Thuỷ (Quảng Bình).
Tương tự như vậy, năm 2020 cũng có 3 mô hình, tổng cộng đã có 6 mô hình/90 triệu đồng tiền hỗ trợ, hiện đang tiếp tục được nhân rộng trong toàn tỉnh. Ngoài ra, Hội còn phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, khuyến nông tổ chức nhiều lớp tập huấn và cung cấp cây ăn quả các loại cho hội viên. Hiện, nhiều hộ đã có thu nhập 1-3 tỷ đồng/vườn/năm.
Tuy nhiên, ngoài những ưu điểm trên, vẫn còn những khó khăn như: một số cơ sở Hội chưa phát huy hết thế mạnh của mình. Nhiều hội viên đã hết tuổi sản xuất, nhưng lớp trẻ đi làm ăn xa, không có người kế cận; hoặc, phong trào đô thị hoá nhanh, kinh tế vườn ngày càng bị thu hẹp… Chưa kể, thiên nhiên khắc nghiệt, lũ lụt thường xuyên đổ bộ vào khu vực này. Trận mưa lũ kinh hoàng vừa xảy ra ở Quảng Bình đã khiến cho nhiều trang trại nuôi trồng thuỷ sản mất trắng tiền tỷ.
Song, càng khó khăn càng nỗ lực lớn, ngay khi nước vừa rút, bà con đã tích cực ra đồng, xuống vườn. Những hộ trắng tay từ ao cá, đã lao ngay vào việc khôi phục, vực dậy ao nuôi. Hy vọng, Hội sớm nhận được những chương trình áp dụng khoa học kỹ thuật mới, trong xây dựng Vườn mẫu, phòng tránh thiên tai thiết thực, đối với vùng đất nắng cháy, lũ tràn này.
Nghệ An: Ứng dụng công nghệ cao và sản xuất sạch
Ông Nguyễn Thế Thắng, Chủ tịch HLV Nghệ An, cho biết: Bước vào nhiệm kỳ mới, HLV Nghệ An xác định phải tích cực ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi, sản xuất. Dùng phân hữu cơ trong trồng trọt, xây dựng các điểm chăn nuôi, sản xuất theo hướng sạch, để tăng chất lượng sản phẩm, chi phí thấp, giá bán cao. Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng điểm du lịch canh nông, du lịch trải nghiệm. Đồng thời, đây cũng là kênh để quảng bá và tiêu thụ sản phẩm cho bà con rất tốt.
Chủ tịch HLV Việt Nam khóa VI GS.TS Ngô Thế Dân (trái) và ông Thắng, Chủ tịch HLV Nghệ An thăm mô hình.
Dự kiến, Hội sẽ chia thành 3 vùng kinh tế: đồng bằng, trung du và miền núi để phát triển kinh tế vườn, ví như: Khu vực nội thành, xây dựng vườn sân thượng, với mô hình rau sạch tự cung, tự cấp. Tạo màu xanh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính. Vùng nông thôn đồng bằng, tích cực trồng rau hữu cơ ở xã Nam Anh (Nam Đàn), vùng rau sạch xã Nghi Liên (TP. Vinh), gắn với xây dựng Vườn mẫu. Chú trọng trồng rau, dưa trong nhà lưới theo hướng sạch, cung cấp cho siêu thị. Tận dụng ốc bươu vàng, phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho gà, lợn để hạ giá thành sản xuất.
Xây dựng mô hình nuôi ốc bươu đen trên đồng ruộng; nuôi lươn không bùn, nuôi dúi, đà điểu, cừu; trồng cây trám đen ở khu vực trung du.
Ở vùng núi cao, tăng cường nuôi con đặc sản: gà đen, lợn bản; trồng cây dược liệu, cà gai leo, rễ hương; bưởi, ổi sạch…
“Để thực hiện tốt công việc trên, Hội tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn khoa học kỹ thuật cho người dân, giúp bà con nâng cao hiệu quả sản xuất. Phối hợp với các sở: Du lịch, Khoa học và Công nghệ, Hội Nông dân xây dựng tour du lịch canh nông, trải nghiệm thực tế trong nông nghiệp”, ông Thắng cho biết thêm.
Hy vọng, với sự tích cực, tự tin, tự giác, chủ động trong công việc của nhiệm kỳ tới, HLV các địa phương nói trên sẽ sớm dành được thắng lợi trong từng năm và cả nhiệm kỳ. Đưa nông nghiệp, nông dân, nông thôn lên một tầm cao mới, từng bước theo kịp các quốc gia trong khu vực.
GS.TS. Ngô Thế Dân, Chủ tịch danh dự HLV Việt Nam khóa VII, cho biết: “Trong nhiệm kỳ qua, Hội đã chú trọng phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT, các hội đoàn thể để đào tạo khoa học kỹ thuật, dạy nghề VAC cho 300 - 400 hội viên/năm. Nhiều mô hình sau đó được hội viên xây dựng thành vùng sản xuất tập trung, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Các loại trái cây như: bưởi Diễn, nhãn, thanh long đã được cấp chứng nhận GlobalGAP, VietGAP…
Những năm gần đây, một số địa phương như: Nghệ An, Hà Tĩnh, TP. Hồ Chí Minh, Lâm Đồng… đã có nhiều hội viên có thu nhập bình quân từ 500 triệu đồng đến hàng tỷ đồng/năm. Chỉ tính từ 2014 – 2019, Văn phòng Hội đã có 3 dự án cải tạo vườn tạp ở Bắc Trung Bộ và miền núi phía Bắc. Đáng ghi nhận là, HLV Hà Tĩnh đã sớm phối hợp với Chương trình XDNTM quốc gia, xây dựng mô hình Vườn mẫu, được đánh giá xuất sắc trong cả nước và đang được triển khai ra nhiều địa phương như: Thanh Hoá, Bắc Ninh, Thái Nguyên…
Tuy nhiên, Hội vẫn còn một số khó khăn, tồn tại như: một số hội viên chưa theo kịp phong trào, chưa được bồi dưỡng để đảm nhận tốt công việc lâu dài. Hoạt động ở cơ sở thiếu chặt chẽ, liên kết, nhất là theo sát phong trào nông nghiệp của địa phương… Hy vọng, trong nhiệm kỳ tới, Hội tiếp tục khắc phục khó khăn để giành được nhiều thắng lợi trong phong trào VAC gắn với XDNTM”.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.