Là cây có giá trị dinh dưỡng, lại là vị thuốc quý trong đông y, hoa thiên lý được người dân xã Nam Anh, Nam Xuân, Nam Thái (Nam Đàn, Nghệ An) chọn làm cây màu chủ lực trong phát triển kinh tế.
Ngày đầu Thu, tôi đến thăm nơi được xem là “vựa” hoa thiên lý của xã Nam Anh. Hiện ra trước mắt tôi là những thửa hoa thiên lý đang vào vụ, nông dân bắt đầu thu hoạch, mang đi tiêu thụ.
Hoa thiên lý bắt đầu trồng từ trong Tết Nguyên đán, độ từ tháng 10, tháng 11, đến chừng tháng 5 là có thể thu hoạch.
Trồng loài cây này phải làm giàn cho cây leo để dễ chăm bón, thu hoạch. Với đặc tính là loại cây leo, chi phí đầu tư thấp, có thể thu hoạch được nhiều lứa, ít sâu bệnh, không phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Việc nhân giống hoa thiên lý cũng khá đơn giản, chỉ cần chọn phần dây không quá già hay quá non, cắt thành đoạn dài chừng 7 - 10cm, sau đó phun thuốc kích thích rễ rồi khoanh tròn phần gốc trước khi hom xuống đất, phần trên giữ lại 2 - 3 mắt lá.
Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Văn Nam, Phụ trách nông nghiệp xã Nam Anh cho biết: Cây hoa lý đã có từ rất lâu tại địa phương, trước đây cây hoa lý được trồng chủ yếu trồng trên vùng đất sỏi vườn đồi nhưng mấy năm gần đây bà con đã đưa trồng cả ở vùng đất ruộng cao và phát huy hiệu quả kinh tế. Có thể nói ít có sản phẩm rau màu nào dễ bán và có giá như hoa thiên lý, hàng được thương lái đến tận ruộng để thu mua, không bao giờ lo "ế" như những loại rau màu khác. Khoảng 5 năm trở lại đây nhiều hộ gia đình xã Nam Anh đã vươn lên làm giàu chính nhờ trồng cây hoa thiên lý. Mỗi vụ hoa thiên lý đã mang về nguồn thu hàng trăm triệu đồng cho người dân xã Nam Anh.
Tuy nhiên, với tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, người dân nơi đây luôn trăn trở. Vào tầm này năm ngoái, người dân ở các Nam Anh, Nam Xuân… có thể bán 30 đến 50.000đ/kg thì bây giờ, trung bình mỗi kg hoa thiên lý chỉ bán được 10.000đ.
Tại xã Nam Anh, cây hoa thiên lý được coi là cây chủ lực. Năm nay, những tưởng nông dân nơi đây sẽ có vụ thắng lợi lớn. Thế nhưng, vào mùa thu hoạch, thương lái không mua, xe không vận chuyện được bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Đơn cử như hộ gia đình anh Công ở xóm Tân Xuân, Nam Xuân chia sẻ: “Gia đình chúng tôi trồng hoa thiên lý nhiều năm rồi. Những năm trước, 1 vụ gia đình thu nhập 50 đến 60 triệu đồng. Nhưng tại thời điểm hiện tại, do dịch Covid-19 nên giá hoa thiên lý xuống thấp, thu nhập không đáng là bao”.
Đây là thời điểm khó khăn, cũng là nỗi niềm của bà con nông dân nơi này. Dịch kéo dài ảnh hưởng lớn đến vấn đề tiêu thụ sản phẩm, vì lâu nay, thị trường chủ yếu của những bông hoa thiên lý là Hà Nội.
Khi dịch Covid-19 đang phức tạp, việc thương lái về thu mua gặp khó, đầu ra những bông hoa thiên lý vì thế mà chững lại, lao đao.
Là địa phương có điều kiện thuận lợi để phát triển cây màu đa dạng, trồng hoa thiên lý đã và đang mang lại nguồn thu nhập cao cho nông dân xã Nam Anh. Tin tưởng rằng, bằng bàn tay, sự cần cù chịu khó và kinh nghiệm của người dân sẽ góp phần làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.