Từ một vài hộ nuôi ốc nhồi thành công ở Yên Thành, đến nay, đã có khá nhiều hộ làm theo và có thu nhập cao.
Anh Lê Văn Ánh, thôn Bình Sơn, xã Đức Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An), cho biết, anh mua ốc giống của những hộ đã nuôi ốc thành công trong xã, với giá 400 đồng/con.
Anh Ánh đang cho ốc ăn và kiểm tra ốc tại ruộng
Do đầu ra của ốc nhồi đang rộng mở, nên anh đã mua 20 vạn con, giá 80 triệu đồng, hiện, đàn ốc giống của anh đang đẻ “bói”. Dự kiến, đến cuối tháng 2 âm lịch, khi thời tiết ấm dần lên, ốc sẽ đẻ đại trà. Bình quân, 1 kg trứng ốc “chuẩn”, sẽ thu được khoảng 1,5 vạn ốc con.
Khi ốc nở con, làm một ô nước cạn trong bể bạt (hoặc thả ốc con vào ao nước cạn), để ốc từ từ đi xuống ruộng một cách tự nhiên. Hàng ngày cho ốc ăn bèo tấm, hoa quả, đu đủ, hoặc quả mướp non, là những thức ăn rất hợp khẩu vị của ốc.
Ốc con nở khoảng 10 – 15 ngày có thể thả ra ao được, nếu chăm sóc tốt, nguồn nước, khí hậu, môi trường đảm bảo, 3 tháng sau sẽ có ốc thu hoạch.
“Dự kiến, ao ốc của gia đình năm nay sẽ đạt 40 – 45 con/kg, giá 1 kg ốc tại ruộng 80.000 đồng. Năm 2020, ao ốc của gia đình thu được 1,6 tấn, giá 100 triệu đồng.
Năm 2021, dự kiến thu gấp 4 -5 lần, khoảng 400 – 500 triệu đồng, một mặt, do gia đình đã sản xuất được ốc giống (tăng 4 -5 lần), và không bán ốc giống như năm 2020. Ngoài ra, còn do gia đình tạo được nguồn thức ăn phong phú cho ốc, nên có thu nhập cao” – anh Ánh cho biết thêm.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.