Do yêu cầu ngày càng cao của thị trường tiêu dùng về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, ngày 15/01/2009, dưới sự chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội, HTX nông nghiệp Phú An (xã Thanh Đa, huyện Phúc Thọ) đã phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật triển khai xây dựng mô hình sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP.
Xã viên HTX nông nghiệp Phú An chăm sóc rau.
Diện tích hoa màu của HTX là 50ha, phần lớn đã được quy hoạch vào sản xuất rau sạch.
Ông Hoàng Văn Tùng, Chủ nhiệm HTX nông nghiệp Phú An, cho biết: Hiện có 380 hộ tham gia mô hình trồng rau sạch. Sau 2 năm tham gia cac lớp huấn luyện, xã viên đã chủ động áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
“Bước đầu thực hiện mô hình, người dân chưa quen với quy trình kĩ thuật nên còn gặp nhiều khó khăn nhưng nay, 99% số hộ đã tham gia. Mô hình sản xuất rau sạch được mở rộng và sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu của thị trường”.
Sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, người dân trong thôn được cán bộ kỹ thuật tận tình hướng dẫn từ khâu vệ sinh đồng ruộng, làm đất đến việc chọn giống, cách sử dụng nguồn nước tưới ngầm, cách chăm sóc giúp cây phát triển đều, chất lượng tốt, bảo vệ được môi trường vì hạn chế sử dụng chất bảo vệ thực vật.
Thu hoạch rau đến đâu được thương lái thu mua đến đó.
Nói đến kinh nghiệm, bà Nguyễn Thị Ngọc, một trong những hộ tham gia mô hình sản xuất rau sạch, chia sẻ: "Tôi trồng rau hơn 15 năm nhưng chủ yếu bằng cách đơn thuần và truyền thống nên có nhiều vụ không thu hồi được vốn. Đến năm 2009, được HTX cho đi lớp học trồng rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, sau 2 năm, tôi bắt đầu trồng thấy năng suất khá cao, ít sử dụng thuốc trừ sâu nhưng cây ít bị sâu phá hoại, thấy vậy tôi đã chia sẻ với bà con trong thôn".
Bên ruộng cải bắp đang thu hoạch, ông Hoàng Đình Thanh vui vẻ nói: "Từ khi sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP, việc cung cấp rau cho thị trường không những được đảm bảo an toàn mà kinh tế của người trồng cũng được cải thiện đáng kể. Mỗi vụ trồng rau, tùy từng loại mà trung bình trên 1 sào chúng tôi thu được 15 - 20 triệu đồng. Cứ đà này, chắc chỉ sau 3-4 năm, thôn chúng tôi sẽ toàn nhà cao tầng".
Lê Thị Lan Phương
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.