Năm 2018, Chi cục Thủy sản tỉnh Hải Dương thực hiện Đề tài “Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá chạch bùn” tại 2 xã Đoàn Thượng (Gia Lộc) và Đoàn Tùng (Thanh Miện), có 5 hộ gia đình tham gia với quy mô 2ha (1 ha/xã) và số lượng 400.000 con giống/ha.
Năm 2018, Chi cục Thủy sản tỉnh Hải Dương thực hiện Đề tài “Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá chạch bùn” tại 2 xã Đoàn Thượng (huyện Gia Lộc) và Đoàn Tùng (huyện Thanh Miện), có 5 hộ gia đình tham gia với quy mô 2ha (1 ha/xã) và số lượng 400.000 con giống/ha.
Các hộ tham gia đã áp dụng đúng quy trình kỹ thuật cùng với sự quan tâm, theo dõi, kịp thời nắm bắt và xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình nuôi của cán bộ khuyến nông nên sau 2 tháng nuôi cá chạch bùn sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ sống cao, đạt từ 80-83%; cá có sức khỏe tốt, ít mắc bệnh, độ đồng đều cao, trọng lượng trung bình 10,55g/con.
Dự kiến sau 3,5- 4 tháng nuôi, cá chạch bùn cho thu hoạch với trọng lượng trung bình 30-35g/con, sản lượng thu được trên 10 tấn/ha. Với giá bán buôn khoảng 90.000 đồng/kg, 1ha cho thu nhập trung bình khoảng 850 triệu đồng, trừ chi phí, lãi 150 triệu đồng.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.