Những năm qua, giá dê luôn ở mức cao và ổn định nên nhiều nông dân ở xã Đức Tín (Đức Linh - Bình Thuận) đã mạnh dạn chuyển từ nuôi các con vật khác sang nuôi dê. Thế nhưng, không giống với những nơi khác, ở Đức Tín, hầu hết các hộ nuôi dê theo kiểu nhốt chuồng.
Chuồng nuôi được làm bằng gỗ cao ráo, thoáng mát và sạch sẽ nhằm hạn chế vật nuôi có thể bị bệnh. Dê hầu như chỉ ăn cỏ cây và lá cây như lá xoan, mít, hay lá keo, lá xoài, vì vậy chi phí cho phần thức ăn không nhiều, lại không phải tốn nhiều công chăm sóc.
Anh Nguyễn Hoài Đức, một trong những hộ nuôi dê có số lượng lớn ở xã Đức Tín, cho biết: “Trước đây, tôi chỉ nuôi với số lượng nhỏ lẻ, nhưng nay phát triển đàn khá lớn, có thời điểm lên tới 700 - 800 con. Mỗi năm dê mẹ sinh sản 2 lứa, mỗi lứa 2 con; sau khi nuôi được khoảng nửa năm, dê con đạt trọng lượng 25-30kg, chăm sóc tốt có thể đạt 35kg. Với giá bán trên thị trường 100.000 đồng/kg thịt hơi, bình quân mỗi năm đàn dê cho thu 300-400 triệu đồng”…
Theo anh Nguyễn Hoàng Dũng, ở thôn 9, dê nuôi ít bị bệnh hơn so với những con nuôi khác. Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc, phải giữ vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, chuồng phải cao ráo, thoáng mát. Nuôi dê xoay vòng vốn nhanh”.
Ông Nguyễn Việt Dũng, Phó chủ tịch UBND xã Đức Tín, cho biết: “Xã hiện có khoảng 25 hộ nuôi dê, hộ nhiều nuôi 700 - 800 con, hộ ít cũng vài ba chục con. Hàng năm xã tổ chức các lớp tập huấn giúp nông dân nắm vững kỹ thuật cũng như cách chăm sóc dê. Việc phát triển nuôi dê hộ gia đình đã giúp địa phương đạt được các tiêu chí trong Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới, trong đó có tiêu chí về thu nhập, tiêu chí hộ nghèo”…
Nguyên Lê
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.