Chăn nuôi gà đồi đã và đang mang lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Yên Thế (Bắc Giang).
Trong đó, phải kể đến gia đình anh Đào Văn Tuấn ở thôn Xuân Lan (xã Bố Hạ), một trong những hộ chăn nuôi gà vườn đồi theo hướng an toàn sinh học.
Anh Tuấn cho biết, gia đình nuôi gà tập trung từ năm 2008, đúng năm đó, dịch bệnh cúm gia cầm hoành hành, gần 1.000 con gà bị chết, anh mất trắng.
Không nản chí, với kinh nghiệm đúc rút được cùng sự hướng dẫn, chia sẻ kỹ thuật nuôi gà của cán bộ thú y, Hội Làm vườn, anh tiếp tục vào đàn, năm sau thu hồi được vốn và bắt đầu có lãi. Từ đó đến nay, gia đình anh Tuấn duy trì nuôi gối vụ, mỗi năm hơn 6.000 con, chủ yếu là giống Ri lai. Trung bình từ khi nuôi đến khi xuất bán gà thương phẩm khoảng 4 tháng, khi đó gà đạt trọng lượng 2,2 - 2,7 kg/con. Đến kỳ xuất bán, thương lái đến tận nhà thu mua cả đàn chứ không cần mang đi bán lẻ. Giá gà thời điểm hiện tại khoảng 60.000 đồng/kg, trừ chi phí, anh thu lãi trên 100 triệu đồng/năm.
Để đảm bảo chăn nuôi gà an toàn sinh học, anh Tuấn lựa chọn những trung tâm, trang trại cung cấp giống có uy tín như Trung tâm Giống gia cầm Thụy Phương (Hà Nội), bởi các cơ sở này khi xuất bán con giống đều đã chọn lọc, tiêm phòng đầy đủ. Ngoài ra, chuồng trại chăn nuôi phải đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Hàng năm, anh đều đăng kí tham gia các lớp tập huấn về chăn nuôi gà an toàn sinh học để về áp dụng vào thực tế tại gia đình.
Anh Tuấn chia sẻ: Muốn chăn nuôi gà thắng lợi, trước hết cần phải giữ được số lượng con, sau đó chú ý cho ăn, uống các loại thức ăn theo từng giai đoạn. Trước khi xuất bán khoảng 1 tháng, cho gà ăn thêm đỗ tương luộc để trọng lượng tăng nhanh lại không có chất tăng trọng, thịt thơm ngon.
Ông Thân Minh Sâm, Phó chủ tịch UBND huyện Yên Thế, cho biết, toàn huyện hiện duy trì 3,9 - 4,7 triệu con gà thương phẩm, cho giá trị khoảng 1.300 tỷ đồng/năm. Để tiếp tục xây dựng thương hiệu gà đồi Yên Thế, huyện đã triển khai nhiều dự án, ban hành nhiều cơ chế theo từng giai đoạn. Song song với đó, huyện hỗ trợ vốn vay, xây dựng chuồng trại. Hàng năm, huyện đều tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại nhằm quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ để bà con yên tâm mở rộng quy mô chăn nuôi.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.