Là địa phương có thế mạnh về nông nghiệp, nên bà con các dân tộc thiểu số ở Đắk Pxi, đang đẩy mạnh việc phát triển chăn nuôi, cây con đặc sản như heo, dê, và trồng cây mắc ca.
Đẩy mạnh chăn nuôi cây/con đặc sản
Chị Y Suối, thôn Đắk Kơ Đương, xã Đắk Pxi, huyện Đắk Hà (Kon Tum), cho biết, gia đình chị có 3 lô cà phê, khoảng 900 cây; 5 sào rẫy, chủ yếu đang trồng khoai mỳ, nhưng giá rất thấp, chỉ 4000 đồng/kg khoai khô (củ tươi 2.000 đồng/kg).
Rẫy cà phê 900 cây, hàng năm thu khoảng 30 triệu đồng, trừ chi phí lãi ròng 15 triệu đồng.
Để bù lại, chăn nuôi lợn rừng lai, gà sạch đang có thế mạnh, hiện, gia đình chị có 3 con lợn mẹ, mỗi con đẻ 2 lứa/năm, thu 6 lợn con/lứa. Lợn con giá 1,5 triệu đồng/con, lợn mẹ 3 triệu đồng/con. Nguồn thức ăn cho heo rừng là cây chuối, dọc mùng, trộn với cám gạo.
Đàn gà thịt luôn có 20 con (bình quân 2kg/con), giá gà tại vườn 110.000 đồng/kg.
“Do trồng khoai mỳ, cà phê, thời gian qua cho thu nhập quá thấp, nên chúng tôi đang có ý định chuyển sang trồng cây mắc ca. Đây là cây trồng mới, nhưng nhiều vườn mắc ca tại địa phương, và nhiều tỉnh khu vực Tây Nguyên, thời gian qua đã cho thu nhập khá cao và bình ổn.
Vì vậy, chúng tôi đang có ý định, chuyển diện tích đất trồng các loại cây trồng kém hiệu quả nói trên, sang cây mắc ca. Nhất là đầu năm 2021, tại xã Đắk Pxi, Hiệp hội Mắc ca Việt Nam đã tổ chức hội thảo về cây mắc ca cho bà con.
Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là, do giá cây giống còn khá cao, kỹ thuật trồng còn nhiều mới mẻ, bỡ ngỡ, nên chúng tôi rất cần được các cấp có thẩm quyền hỗ trợ bước khởi đầu” – chị Y Suối cho biết thêm.
Ông Phạm Văn Dựa, thôn Đắk Wek, xã Đắk Pxi, cho biết, ông có vườn mắc ca 1 ha (250 cây),2 năm tuổi, giá 60.000 đồng/cây giống. Năm đầu tiên, tổng chi phí khoảng 196.000 đồng/cây, năm thứ 2 còn 55.000 đồng/cây. Dự kiến, năm thứ 3 còn 60.000 đồng/cây; năm thứ 4, 5, 6, 7 khoảng 70.000 đồng/cây.
Tuy nhiên, từ năm thứ 3, mắc ca đã cho quả bói, khoảng 3kg/ cây (tương đương 300.000 đồng/cây). Năm thứ 4,5,6, 7 trở đi, sẽ thu được gấp đôi, khoảng 6kg/cây(tương đương 600.000 đồng/cây), tuỳ theo thời giá.
Vì vậy, có thể khẳng định, mắc ca đang là cây trồng có nhiều lợi thế ở Tây Nguyên, giúp bà con nơi đây từng bước thoát nghèo và làm giàu bền vững.
Cùng đồng bào trên nương rẫy
Anh Lưu Hồng Nam, Tổ trưởng tổ nuôi heo sọc dưa, cho biết, heo sọc dưa (còn gọi là heo rừng lai: F1, F2, F3), do từ nhiều đời nay bà con đưa heo rừng về thuần phục, đang từng bước được nhân rộng ở địa phương. Heo rừng lai thịt thơm ngon, nên rất được thị trường ưa chuộng, giá thịt hơi hiện tại khoảng 120.000 đồng/kg.
Cán bộ địa phương thăm đàn dê của bà con
Ngoài heo lai, địa phươg còn phát triển mạnh dê cỏ lai, chính là dê Bách thảo lai dê Bo (dê nhập khẩu), dê lai dễ nuôi và ít ốm đau, dịch bệnh. Giá cao, khoảng 140.000 đồng/kg, thời gian nuôi 5 - 6 tháng đã có dê thịt (khoảng 20 – 25 kg). Heo rừng sinh sản nhanh hơn dê, 2 năm/5 lứa; dê lai 2 năm/4 lứa.
Đầu ra của 2 loại con đặc sản nói trên, đang rộng mở, do mới khôi phục và gây dựng, nên chưa đủ lượng hàng để cung cấp rộng rãi cho thị trường.
Trao đổi với chúng tôi về việc hỗ trợ bà con trên nương rẫy, ông Phan Văn Học, Phó chủ tịch UBND xã Đắk Pxi, cho biết: “Những năm qua, chúng tôi đã giúp người dân nơi đây thay nếp nghĩ, cách làm, thay cây mỳ (sắn), bằng cây công nghiệp lâu năm xen cây ăn quả. Năm 2020, Đắk Pxi đã mạnh dạn cho bà con trồng tập trung 1ha mắc ca (trước kế hoạch của huyện), đồng thời, trồng xen trong cà phê 17,29 ha.
Định hướng đến năm 2025, mỗi hộ dân có 30 – 50 cây mắc ca, giúp bà con dân tộc thiểu số, ổn định cuộc sống, đưa khu vực Tây Nguyên thoát nghèo và vươn lên làm giàu bền vững.
Tiếp tục tham mưu cho Đảng uỷ, ban hành Nghị quyết phát triển kinh tế. Trong đó, chú trọng cây/con bản địa, ví như: cây chuối mốc, và đang hướng tới trồng cây dổi hạt, quả rất ngon (lá làm thức ăn cho dê, thân cho heo), mở rộng diện tích trồng cây mắc ca.
Đồng thời, chăn nuôi bò lai, bò cỏ giống địa phương (lai 1/3 máu), dê cỏ (lai ½). Heo đen, heo sọc dưa lai heo rừng, tạo nhóm F1, F2 heo sọc dưa”.
Phó trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Đắk Hà, ông Lê Thế Cương, cho biết: “Giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030, Đắk Pxi cần xây dựng kế hoạch phát triển cây cà phê, đạt thương hiệu “Cà phê Đắk Hà”; kế hoạch trồng cây mắc ca giai đoạn 2021 – 2025. Phối hợp với HTX Bắc Tây Nguyên Farm và Công ty TNHH APNAX, triển khai kế hoạch trồng cây chuối mốc, cây ăn quả trên địa bàn xã; tham gia hội thảo trồng cây mắc ca.
Đồng thời, đặc biệt chú trọng những đột phá về phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Ví như, trên địa bàn Đắk Pxi đã có Công ty chế biến Nông – Lâm sản Nghĩa Phát 270 ha; Tổ hợp tác sản xuất cà phê sạch, với 26 hộ tham gia tại thôn Đắk Rơ Wang 42,6 ha.
Chú trọng phát triển đàn gia súc hiện có 1.863 con/2.126 con; trong đó trâu 58 con, bò 925 con, heo 530 con (đạt 87,63 so KH huyện giao, đạt 87,88% HĐND xã giao. Đặc biệt, tổ chức ra mắt Tổ hợp tác nuôi heo sọc dưa tại địa bàn xã”
Ngoài ra, cũng theo ông Cương thì, xã cần vận động nhân dân làm chuồng trại chăn nuôi đảm bảo. Chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, đặc biệt là phòng chống dịch tả lợn châu Phi, bệnh viêm nổi cục trâu bò.
Chú trọng phát triển đàn heo sọc dưa, đàn dê theo đúng kế hoạch. Tuyên truyền, vận động nhân dân vay Quỹ Phát triển sinh kế, từ nguồn kinh phí dịch vụ môi trường rừng thôn để phát triển chăn nuôi.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.