Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 14 tháng 12 năm 2018 | 13:45

Nuôi heo sinh sản: Giảm dịch bệnh, hiệu quả kinh tế cao

Theo bà Hạ Thúy Hạnh,  Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, xây dựng thành công mô hình chăn nuôi lợn sinh sản áp dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo (TTNT) đã góp phần đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn lợn,..

1.jpg
Tham quan mô hình nuôi lợn sinh sản áp dụng TTNT tại gia đình ông Cao Văn Tạch ở xã Thắng Lợi (Văn Giang - Hưng Yên).

Theo bà Hạ Thúy Hạnh,  Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, xây dựng thành công mô hình chăn nuôi lợn sinh sản áp dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo (TTNT) đã góp phần đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn lợn, thúc đẩy phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn và bền vững; hiệu quả kinh tế tăng 19 - 32%.

Hướng đi mới

Năm 2018, mô hình chăn nuôi lợn sinh sản áp dụng công nghệ TTNT được triển khai tại các tỉnh, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Sóc Trăng, Vĩnh Long và TP. Cần Thơ. Mô hình có 60 hộ gia đình tham gia, trong đó, mỗi hộ nuôi lợn đực giống được hỗ trợ 2 con, lợn nái được hỗ trợ 5 con và hỗ trợ thức ăn, vật tư, thuốc thú y.

Mỗi mô hình xây dựng 2 điểm trình diễn, với 12 cơ sở nuôi sản xuất ra 48.000 liều tinh cung cấp cho 240 con lợn nái trong dự án và các hộ chăn nuôi trong vùng. Trong năm 2018, dự án đã khai thác được 32.224 liều tinh, phối giống cho trên 10.000 lợn nái trong và ngoài mô hình.

Nhận thấy áp dụng TTNT trong chăn nuôi lợn sinh sản là hướng đi mới, tiên tiến và cũng là cơ hội để gia đình có thêm thu nhập, ông Cao Văn Tạch, xã Thắng Lợi (Văn Giang- Hưng Yên) đã có đơn xin tham gia dự án. Ông Tạch chia sẻ: “Gia đình được hỗ trợ 5 con lợn nái, đến nay 1 con đã đẻ, 4 con đang mang thai. Dự kiến lợn đẻ 14 con, nhưng thực tế tới 17 con. Nuôi lợn con 21-25 ngày thì cai sữa và tách ra nuôi lợn thịt. Lợn nái của gia đình rất khỏe, ít khi ốm, nếu có ốm cũng chỉ cần tiêm 1 mũi thảo dược là khỏi ngay”.

Cũng là hộ tham gia dự án, gia đình ông Nguyễn Xuân Hải (Lý Nhân - Hà Nam) đã có kinh nghiệm chăn nuôi lợn hơn 10 năm. Trước đây, gia đình ông nuôi lợn sinh sản áp dụng phương pháp thụ tinh truyền thống, chi phí cao lại không hiệu quả. Ông Hải cho biết: “Sau khi được tiếp cận mô hình lợn nái sinh sản áp dụng TTNT, tôi thấy rất hiệu quả, rất tiên tiến và tiết kiệm. Gia đình nuôi theo kiểu chuồng khép kín, áp dụng công nghệ TTNT sẽ  không mang dịch bệnh vào cho đàn lợn nhà mình. Tôi tiếp tục duy trì chăn nuôi theo phương pháp này và vận động các hộ khác tiếp cận công nghệ TTNH trong chăn nuôi để cùng phát triển đàn lợn”.

Nhân rộng mô hình

Là đơn vị triển khai dự án,  ông Nguyễn Văn Thông, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nam, chia sẻ, ngoài việc hỗ trợ tăng thu nhập trực tiếp cho các hộ tham gia, dự án đã tạo cơ hội cho người nuôi lợn được tiếp cận tiến bộ kỹ thuật về nuôi lợn thương phẩm chất lượng cao; từ đó thay đổi hành vi trong công tác phòng chống bệnh gia súc ở địa phương, giúp nông dân chấp hành và áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn theo hướng VietGAHP…

Đồng thời, ông Thông kiến nghị: cần cơ chế hỗ trợ kinh phí cho các hộ nuôi lợn đực giống để có thể nhân rộng mô hình.

Bà Hạ Thúy Hạnh,  Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, trong năm 2018, dù có những nguy cơ về dịch bệnh, nhưng tại các địa phương triển khai dự án, số hộ nuôi lợn nái cho phối giống trực tiếp chuyển sang TTNT vẫn tăng lên đáng kể; việc áp dụng biện pháp kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học ngày càng phổ biến. Kết quả các mô hình cho thấy, số con sơ sinh/nái lứa đầu đạt 11- 12,72 con. Trọng lượng lợn con sơ sinh đạt 1,27-1,38kg/con. Hiệu quả kinh tế  tăng 19 - 32%.

Thời gian tới, Trung tâm sẽ tiếp tục mở rộng dự án, mở các lớp tập huấn, đào tạo kỹ thuật cho nông dân cả trong và ngoài mô hình. Trung tâm Khuyến nông các tỉnh cũng cần chủ động xây dựng các chương trình phối hợp với địa phương, tùy vào ngân sách để hỗ trợ nhân rộng mô hình.

“Việc xây dựng thành công mô hình đã góp phần đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn lợn, thúc đẩy phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn và bền vững. Tuy nhiên, để theo dõi đầy đủ các chỉ tiêu kỹ thuật trong một chu kỳ sinh sản cần tiếp tục triển khai theo dõi đánh giá tổng kết hiệu quả của mô hình”, bà Hạnh nói.

 

 

Phạm Trang
Ý kiến bạn đọc
  • Cây trồng “khát” nước, người dân như ngồi trên đống lửa

    Cây trồng “khát” nước, người dân như ngồi trên đống lửa

    Mới đầu hè, các huyện miền núi tỉnh Phú Yên như Sông Hinh, Sơn Hoà, Đồng Xuân đã đối mặt với “cơn khát”, khi nhiều ao hồ khô cạn, cây trồng thiếu nước...

  • Đồng Nai chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa

    Đồng Nai chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa

    Tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Kế hoạch số 145 về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn năm 2024, nhằm thực hiện việc chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả, không đảm bảo nước tưới, năng suất thấp sang trồng các loại cây hàng năm, lâu năm và nuôi trồng thuỷ sản để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho các hộ sản xuất.

  • Bá Thước trao sinh kế cho người nghèo phát triển sản xuất

    Bá Thước trao sinh kế cho người nghèo phát triển sản xuất

    Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã và đang nỗ lực triển khai các mô hình hỗ trợ sinh kế, bước đầu đạt kết quả khả quan, tạo động lực cho người dân trong hành trình thoát nghèo.

Top