Thái Bình có trên 3.600ha nuôi thủy sản nước mặn, lợ (không tính diện tích nuôi ngao ngoài bãi triều), trong đó có 3.000ha nuôi tôm. Tuy nhiên, tính bền vững của việc nuôi tôm đang là bài toán khó đối với cơ quan chức năng địa phương.
Bài toán khó
Cũng như các tỉnh, thành phía Bắc, nuôi trồng thủy sản của Thái Bình chịu ảnh hưởng của nhiệt độ, thời tiết đến mùa vụ thả nuôi, thiếu cơ sở cung cấp con giống với số lượng và chất lượng đảm bảo, việc chưa có quy hoạch chi tiết nuôi trồng thủy sản khiến cho việc phát triển các vùng nuôi tập trung khó khăn, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các vùng nuôi còn nhỏ lẻ và dễ bị phá vỡ bởi quy hoạch của các ngành khác...
Theo đánh giá của ông Kim Văn Tiêu, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, có 2 nguyên nhân chính dẫn đến việc nuôi tôm chưa an toàn: Một là, sử dụng tùy tiện các loại thuốc, hóa chất trong quá trình nuôi. Hai là, nguồn nước không đảm bảo dẫn đến ô nhiễm môi trường nuôi.
Ông Nguyễn Như Liên, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Thái Bình thừa nhận: “Vấn đề ATTP trong nuôi tôm bền vững đang là thách thức không nhỏ đối với nghề nuôi tôm ở Thái Bình. Đa số người nuôi chưa tiếp cận được quy trình kỹ thuật nuôi bền vững, đảm bảo môi trường, hạn chế dịch bệnh. Chưa kể nhiều hộ nuôi vẫn lạm dụng hóa chất, khánh sinh làm tăng rủi ro trong nuôi tôm, ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm và yêu cầu ATTP của người tiêu dùng, từ đó giảm hiệu quả kinh tế”.
Tuy nhiên, gần đây ở Thái Bình xuất hiện mô hình nuôi tôm giải được bài toán khó lâu nay.
Giảm kháng sinh, tăng chế phẩm sinh học
Công ty TNHH Phương Nam là đơn vị đi đầu trong phong trào nuôi tôm nước lợ ở Thái Bình. Với hơn 1ha mặt nước nhưng công ty này thâm canh tới 5 vụ/năm. Năng suất trung bình 10-15 tấn/vụ, tối đa có thể lên tới 75 tấn/năm - con số thực sự “trong mơ” với nhiều hộ nuôi.
Nhiều lần “trầy da tróc vẩy” với con tôm nên ông Đỗ Quang Bốn, Giám đốc Công ty Phương Nam thuộc gần hết các loại dịch bệnh xảy ra trên tôm, thậm chí có thể làm thay công việc của chuyên gia, khi chỉ cần nhìn cũng biết tôm mắc bệnh gì.
Ông Bốn cho biết: “Chúng tôi đã tìm ra giải pháp để có thể nuôi tôm thâm canh đạt hiệu quả cao, đó là làm nhà mái che để tôm mát mẻ về mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Nhờ cách làm này mà chúng tôi có thể nuôi tới 4-5 vụ/năm, đặc biệt là giảm khấu hao về cơ sở vật chất trong nuôi tôm”.
Theo đó, kinh nghiệm mà ông Bốn chia sẻ chính là việc lựa chọn con giống cũng như sử dụng thuốc kháng sinh phải hết sức cẩn trọng. Đặc biệt, nếu không có cơ sở vật chất tốt và chưa nắm vững quy trình thì không nên tham nuôi mật độ lớn, và không nên thả con giống khi còn quá nhỏ. “Những lưu ý tiểu tiết này thường bị nhiều hộ bỏ qua, nhưng nó lại chính là yếu tố quan trọng quyết định thành bại của cả quá trình nuôi”, ông Bốn nói.
Ông Bốn cũng nhấn mạnh, trước khi nuôi phải xử lý nguồn nước thật tốt, làm sao cho cân bằng được các vi sinh vật có lợi, nguồn ô xy đảm bảo thì tôm mới phát triển tốt.
Theo ông Kim Văn Tiêu, giải pháp tối ưu có thể giúp bà con giảm tối đa thiệt hại, rủi ro trong nuôi tôm chính là sử dụng các chế phẩm sinh học.
“Bên cạnh việc hạn chế và sử dụng kháng sinh đúng cách, đúng liều lượng thì việc dùng chế phẩm trong các khâu của quá trình nuôi tôm là giải pháp hiệu quả hiện nay, thậm chí nhiều người còn ví đây là “thần dược” cho tôm”, ông Tiêu ví von.
Tuy nhiên, ông Tiêu cũng khuyến cáo, bà con phải tìm hiểu và nắm vững cách sử dụng đúng chế phẩm sinh học, phù hợp với từng khâu của quá trình nuôi thì mới mang lại hiệu quả cao.
Nói về tiêu chí bền vững trong nuôi tôm, ông Tiêu nhấn mạnh: “Bền vững trong nuôi tôm nghĩa là năm nay nuôi được, năm sau và các năm sau nữa vẫn nuôi được, hiệu quả các năm sau phải cao hơn năm trước. Nếu chỉ mang lại hiệu quả cao mà không bền vững thì cũng không có ý nghĩa gì”.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.