Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 1 tháng 7 năm 2022 | 14:59

Phát hiện nhiều cơ sở bán phân bón kém chất lượng

Phát hiện hàng trăm bao phân bón kém chất lượng, không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; bán phân bón có chất lượng không phù hợp; bán phân bón có nhãn không ghi đủ nội dung bắt buộc phải thể hiện theo tính chất hàng hóa.

Phát hiện ô tô chở 10 tấn phân bón kém chất lượng
 
Vừa qua, lực lượng liên ngành phòng chống buôn lậu tỉnh An Giang vừa phát hiện một xe ô tô tải vận chuyển 200 bao phân bón hỗn hợp (trọng lượng 10 tấn) có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng phân bón.
ư.gif
Lực lượng chức năng kiểm tra phân bón.
Trước đó, phát hiện một xe ô tô tải  đang di chuyển qua địa bàn xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, Đội Quản lý thị trường số 5 (Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang) phối hợp với lực lượng Liên ngành phòng chống buôn lậu tỉnh, yêu cầu kiểm tra xe ô tô biển kiểm soát 67C-040.06, do tài xế Văn Phú Phong (SN 1973, ngụ tại xã Châu Phong, thị xã Tân Châu) đang vận chuyển 200 bao (trọng lượng 10 tấn) phân bón hỗn hợp NPK 16-16-8+TE và NPK 20-20-15+TE.
 
Đoàn kiểm tra nghi ngờ chất lượng không đảm bảo, nên tiến hành tạm giữ toàn bộ tang vật, phương tiện cùng giấy tờ có liên quan và lấy mẫu phân bón để kiểm nghiệm chất lượng. Theo phiếu kết quả thử nghiệm và trưng cầu kết quả thử nghiệm phân bón đối với số lượng phân bón trên của các cơ quan chuyên môn, 6 mẫu phân bón chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng phân bón và 2 mẫu phân bón giả về giá trị sử dụng.
 
Hiện, ngành chức năng đang khẩn trương tiến hành xử lý theo quy định.

Bắt “đường dây” buôn bán phân bón kém chất lượng

Cục Quản lý thị trường tỉnh Lâm Đồng vừa phát hiện hàng trăm bao phân bón kém chất lượng do Hộ kinh doanh Trần Tài (phường Lộc Phát, TP. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) buôn bán.

Theo đó, Hộ kinh doanh Trần Tài bán phân bón có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; bán phân bón có chất lượng không phù hợp; bán phân bón có nhãn không ghi đủ nội dung bắt buộc phải thể hiện theo tính chất hàng hóa. Đối với 3 hành vi trên, UBND tỉnh Lâm Đồng vừa xử phạt Hộ kinh doanh Trần Tài với tổng số tiền hơn 94,2 triệu đồng.

 

1.jpg
Lâm Đồng vừa phát hiện hàng trăm bao phân bón kém chất lượng (Ảnh minh hoạ)

Ngoài xử phạt phạt bằng tiền, UBND tỉnh Lâm Đồng buộc thu hồi và thay đổi mục đích sử dụng đối với phân bón mặt trời mới NPK 16-16-8+TE do Công ty cổ phần Vật tư kỹ thuật Nông nghiệp Bình Định (địa chỉ tại số 173, Trần Hưng Đạo, phường Lê Lợi, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) sản xuất tại Nhà máy phân bón Long Mỹ, Khu công nghiệp Long Mỹ, tỉnh Bình Định (sản xuất vào ngày 18/3/2022, hạn sử dụng 2 năm).

UBND tỉnh Lâm Đồng còn buộc thu hồi hàng hóa và buộc ghi nhãn hàng hóa đúng quy định trước khi tiếp tục lưu thông đối với phân bón NPK 16-16-8-13S Tường Nguyên, sản xuất tại Hàn Quốc (sản xuất vào tháng 12/2021, hạn sử dụng 36 tháng).

Toàn bộ số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ (hơn 70 triệu đồng) cũng bị UBND tỉnh Lâm Đồng buộc Hộ kinh doanh Trần Tài phải nộp lại.

Thanh Hóa Khởi tố thêm 3 bị can vụ sản xuất phân bón giả

Liên quan đến Chuyên án P223 đấu tranh với các đối tượng “Sản xuất hàng giả là phân bón”, mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Thanh Hóa đã điều tra, mở rộng chuyên án và khởi tố thêm 3 bị can về tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả”.

Cụ thể, Cơ quan điều tra đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự về “Sản xuất hàng giả là phân bón” xảy ra Công ty cổ phần phân bón Sông Mã, địa chỉ tại Lô C4, khu công nghiệp Lễ Môn, thành phố Thanh Hóa. Đồng thời, khởi tố bị can và bắt tạm giam 3 đối tượng về tội sản xuất hàng giả là phân bón gồm: Nguyễn Xuân Quy, sinh năm 1981, ở phường Đông Hương, thành phố Thanh Hóa; Lê Thế Hùng, sinh năm 1993, ở xã Xuân Cao, huyện Thường Xuân; Lê Hưng Long, sinh năm 1984, ở phường Đông Sơn, thành phố Thanh Hóa.

Theo kết quả điều tra ban đầu của lực lượng công an, Công ty cổ phần phân bón Sông Mã đã sản xuất sản phẩm phân bón Hoa Nông chuyên thúc thiếu hàm lượng Silic khoảng 40% để bán ra thị trường với giá thành rẻ hơn, gây thiệt hại cho người nông dân.

 

88043cfed8bc31e268ad.jpg
Công an Thành phố Thanh Hóa kiểm tra, thu giữ phân bón giả

 

Công an thành phố Thanh Hóa đã thu giữ hơn 11 tấn phân bón Hoa Nông chuyên thúc không đảm bảo chất lượng này để phục vụ công tác điều tra.

Trước đó, ngày 30/5, Cơ quan điều tra đã thi hành Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Hoàng Văn Cường, sinh năm 1982, là Giám đốc Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại tổng hợp Cường Phát về tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả”.

Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, Công an thành phố Thanh Hóa đã khởi tố 2 vụ án về tội “Sản xuất hàng giả là phân bón” đối với Công ty phân bón Sông Mã và Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại tổng hợp Cường Phát, khởi tố, bắt tạm giam 5 bị can. Đồng thời, đã tiến hành mã hóa các mẫu phẩm để gửi trưng cầu giám định phân tích các thành phần cấu thành sản phẩm. Qua đó đã phát hiện hơn 3.000 tấn phân bón không đủ tiêu chuẩn, trong đó có hơn 100 tấn là hàng giả, không có giá trị sử dụng.

 

 

 

Hữu Thắng - Tổng hợp
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top